VNE-Bird-1735992081-2548-1735992130.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=S8tqY3dA_rV94JlJxW1vyg

Chim Pitohui sở hữu chất độc batrachotoxin cực mạnh. Ảnh: Discover Wildlife

Tên khoa học của chim Pitohui bắt nguồn từ bộ lông hai màu gồm cam cháy ở thân với phần đầu, cánh và đuôi màu đen. Tương tự ếch phi tiêu, màu lông của nó đóng vai trò như tín hiệu cảnh báo hữu hình đối với các động vật ăn thịt.

Trước khi phát hiện với chim Pitohui, chất độc batrachotoxin chỉ được ghi nhận duy nhất ở vài loài ếch phi tiêu. Ở chim Pitohui, chất độc này tập trung với liều lượng cao nhất ở da và lông, theo Discover Wildlife.

Cũng giống như ếch, hợp chất batrachotoxin trong cơ thể chim Pitohui có nguồn gốc từ thức ăn của chúng. Ếch phi tiêu không tự sản xuất batrachotoxin mà mượn từ những côn trùng mà chúng đi săn và độ mạnh của chất độc khác biệt trong quần thể. Trên thực tế, độ độc của ếch phi tiêu tiêu biến hoàn toàn khi chúng được nuôi nhốt và sử dụng thức ăn như ruồi giấm.

Tương tự, chim Pitohui và các loài chim có độc khác lang thang kiếm ăn trong rừng, ăn nhiều loại côn trùng tương tự ếch phi tiêu. Nguồn chất độc batrachotoxin của chúng dường như là bọ hoa cánh mềm thuộc chi Choresine. Lý do chim Pitohui phát triển độc tính vẫn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chất độc được dùng như cơ chế tự vệ trước động vật săn mồi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, hé lộ chấy, mạt và nhiều động vật ký sinh khác bị xua đuổi bởi hợp chất ở da và lông chim Pitohui. Do đó, chất độc có thể đóng vai trò như thuốc diệt côn trùng tích hợp trên cơ thể.

Dù vậy, những người bản xứ địa phương không ăn thịt chim Pitohui và nhiều báo cáo cho biết nhân viên ở bảo tàng có cảm giác tê rần khi xử lý mẫu vật xác chim cho thấy việc phát triển vũ khí tự vệ hóa học của loài chim này một phần có thể nhằm chống động vật săn mồi.

Strychnin là một Alkaloid được chiết xuất từ cây mã tiền (Strychnos nux- vomica) thường thấy ở khu vực châu Á và châu Úc. Strychin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa hoặc niêm mạc mũi, thể tích phân bố lớn (13L/kg), chuyển hóa qua Cytocrome P 450 ở gan, đào thải qua nước tiểu tới 30% dưới dạng không thay đổi, thời gian bán thải trung bình 10-16 giờ. Liều gây ngộ độc từ 30-100 mg ở người lớn có thể gây tử vong (gói bột 0,03%). Thậm chí một ca lâm sàng tử vong với liều 16 mg. Tử vong có thể xảy ra trong vòng 30 phút. Bất cứ liều uống nào có chủ ý đều có khả năng gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị sớm.

An Khang (Theo Discover Wildlife)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022