media-zenfs-5-1743829169-6087-1743829372.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=X_sXl9pFBBhPtKFTS2mUSw

Mô phỏng vệ tinh của hệ thống Meridian Space. Ảnh: SpinLaunch

Meridian Space sẽ gồm các "vi vệ tinh" nhỏ có thể phóng lên quỹ đạo Trái Đất thấp, Space hôm 4/4 đưa tin. Công ty SpinLaunch hiện đã nhận được 12 triệu USD tài trợ từ Kongsberg Defense & Aerospace để hỗ trợ phát triển và thương mại hóa hệ thống vệ tinh này. Vụ phóng thử nghiệm đầu tiên lên quỹ đạo dự kiến diễn ra vào năm 2026.

Meridian Space sẽ cung cấp "lưu lượng băng thông rộng trong hệ thống vệ tinh cao hơn đáng kể so với những gì hiện có trên thị trường", theo Eirik Lie, chủ tịch của Kongsberg Defense & Aerospace. David Wrenn, CEO của SpinLaunch, bổ sung rằng các nền tảng vệ tinh nhỏ dạng module của NanoAvionics cung cấp cơ sở đáng tin cậy để nhanh chóng mở rộng quy mô hệ thống vệ tinh.

media-zenfs-4-1743829082-4370-1743829372.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=oLrLE8PaZLvPApVVy4tohA

Mô phỏng một chồng vệ tinh Meridian Space đặt trên đỉnh phương tiện phóng. Ảnh: SpinLaunch

SpinLaunch cũng chia sẻ hình ảnh lô vệ tinh Meridian Space đặt trên một phương tiện phóng. Các vệ tinh phẳng này dường như xếp chồng lên nhau, cho thấy cách công ty dự định đặt 250 chiếc trên một tên lửa duy nhất.

Nếu SpinLaunch thành công phóng 250 vệ tinh cùng lúc, họ sẽ lập kỷ lục mới về số lượng vệ tinh phóng trong một chuyến bay duy nhất. Kỷ lục hiện tại là 143 do SpaceX thiết lập trong nhiệm vụ Transporter-1 năm 2021.

Hiện chưa rõ SpinLaunch sẽ tự phóng vệ tinh thử nghiệm năm 2026 bằng máy ly tâm khổng lồ của mình hay sử dụng tên lửa khác. Công ty đang phát triển một cánh tay quay dài 33 m giúp tăng tốc tên lửa đến tốc độ cực cao bên trong máy ly tâm trước khi "ném" chúng lên trời. Khi đạt độ cao nhất định, các tên lửa sẽ khai hỏa động cơ. Cách phóng này giúp giảm đáng kể lượng nhiên liệu và phần cứng cần thiết để lên tới quỹ đạo.

Năm 2022, NASA đã ký thỏa thuận với SpinLaunch về một cuộc trình diễn công nghệ, trong đó các bộ thí nghiệm từ cơ quan này, Airbus và Đại học Cornell được phóng lên không gian cận quỹ đạo bằng máy ly tâm.

Thu Thảo (Theo Space)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022