Tất cả các phần ăn đều được chủ quán làm trực tiếp sau khi khách gọi món
Quán bánh đa cua ở chợ Châu Long (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) là địa chỉ ăn uống quen thuộc với người dân trong khu vực gần 30 năm nay.
Quán bánh đa cua ở chợ Châu Long (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) là địa chỉ ăn uống quen thuộc với người dân trong khu vực gần 30 năm nay.
Chị Phạm Thị Kim Phượng (46 tuổi) chủ quán cho biết chị nối nghiệp mẹ từ năm 1994. 'Tôi bắt đầu bán từ năm 17 tuổi. Trước đây, mẹ tôi bán canh bún, sau đó cải tiến sang món bánh đa cua làm theo cách người Hà Nội, không phải của Hải Phòng. Ngày xưa, tôi chỉ bán mỗi miến cua, dần dần thêm một số nguyên liệu theo yêu cầu của khách', chị nói.
Chị Phạm Thị Kim Phượng (46 tuổi) chủ quán cho biết chị nối nghiệp mẹ từ năm 1994. 'Tôi bắt đầu bán từ năm 17 tuổi. Trước đây, mẹ tôi bán canh bún, sau đó cải tiến sang món bánh đa cua làm theo cách người Hà Nội, không phải của Hải Phòng. Ngày xưa, tôi chỉ bán mỗi miến cua, dần dần thêm một số nguyên liệu theo yêu cầu của khách', chị nói.
Quầy chế biến được đặt ngay chỗ ngồi, khách có thể trực tiếp quan sát quá trình nấu nướng. Về mặt nguyên liệu và cách thức làm cơ bản, có lẽ không có sự khác biệt quá lớn so với các hàng bánh đa trộn khác gồm giò tai, chả cá, hành phi, thịt bò, rau, gạch cua, rau muống, rau cần và giá sống.
Quầy chế biến được đặt ngay chỗ ngồi, khách có thể trực tiếp quan sát quá trình nấu nướng. Về mặt nguyên liệu và cách thức làm cơ bản, có lẽ không có sự khác biệt quá lớn so với các hàng bánh đa trộn khác gồm giò tai, chả cá, hành phi, thịt bò, rau, gạch cua, rau muống, rau cần và giá sống.
'Quán bán miến/bánh đa cua trộn hoặc miến nước. Vào những ngày nắng nóng, món trộn được thực khách yêu thích hơn cả. Mỗi ngày, quán bán được hơn 100 bát. Tương lai tôi muốn truyền lại nghề cho con cháu, nhà có sẵn nghề rồi nếu bị mai một sẽ rất phí', chị Phượng chia sẻ.
'Quán bán miến/bánh đa cua trộn hoặc miến nước. Vào những ngày nắng nóng, món trộn được thực khách yêu thích hơn cả. Mỗi ngày, quán bán được hơn 100 bát. Tương lai tôi muốn truyền lại nghề cho con cháu, nhà có sẵn nghề rồi nếu bị mai một sẽ rất phí', chị Phượng chia sẻ.
Ngoài những nguyên liệu chính, những gia vị như lạc, hành khô hay nước mỡ đều không thể thiếu cho bát bánh đa trộn chuẩn vị.
Ngoài những nguyên liệu chính, những gia vị như lạc, hành khô hay nước mỡ đều không thể thiếu cho bát bánh đa trộn chuẩn vị.
Quán chuyên bán hai món là bánh đa cua và miến cua.
Quán chuyên bán hai món là bánh đa cua và miến cua.
Điều làm nên hương vị của món ăn này còn phải kể đến gạch cua. Nồi nước dùng tại quán luôn đầy, hấp dẫn thực khách bởi những tảng gạch cua nâu hồng chắc nịch nổi lềnh bềnh. 'Phần gạch cua được nhập từ một nhà hàng, sau đó tôi mang lọc lấy phần gạch và nấu cùng với tôm nõn xay', chị Phượng nói.
Điều làm nên hương vị của món ăn này còn phải kể đến gạch cua. Nồi nước dùng tại quán luôn đầy, hấp dẫn thực khách bởi những tảng gạch cua nâu hồng chắc nịch nổi lềnh bềnh. 'Phần gạch cua được nhập từ một nhà hàng, sau đó tôi mang lọc lấy phần gạch và nấu cùng với tôm nõn xay', chị Phượng nói.
Không gian nhỏ nên quán phục vụ đối đa khoảng 20 khách cùng lúc. Giờ cao điểm, nhiều người đến sau phải chờ người khác ăn xong mới có chỗ ngồi hoặc có người chấp nhận đứng cầm bát ăn.
Không gian nhỏ nên quán phục vụ đối đa khoảng 20 khách cùng lúc. Giờ cao điểm, nhiều người đến sau phải chờ người khác ăn xong mới có chỗ ngồi hoặc có người chấp nhận đứng cầm bát ăn.
Lê Hải Yến (sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận xét sau lần đầu tiên ghé quán. 'Ăn miếng đầu tiên thôi đã cảm nhận được vị của gạch cua. Vị thanh, không nhiều dầu mỡ hay xì dầu, ăn vừa miệng', Hải Yến nói.
Lê Hải Yến (sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận xét sau lần đầu tiên ghé quán. 'Ăn miếng đầu tiên thôi đã cảm nhận được vị của gạch cua. Vị thanh, không nhiều dầu mỡ hay xì dầu, ăn vừa miệng', Hải Yến nói.
Nhiều năm nay, chị Thanh Huyền (quận Ba Đình) thường tuần hai lần chọn bánh đa cua trộn làm món ăn trưa. Chị thường gọi suất đầy đủ giá 50.000 đồng để ăn cho thoải mái. 'Phần ăn đầy đặn, rất hợp khẩu vị của tôi. Món ăn cũng sạch sẽ nên tôi hay đến dùng bữa trưa cùng bạn bè', chị Huyền chia sẻ.
Nhiều năm nay, chị Thanh Huyền (quận Ba Đình) thường tuần hai lần chọn bánh đa cua trộn làm món ăn trưa. Chị thường gọi suất đầy đủ giá 50.000 đồng để ăn cho thoải mái. 'Phần ăn đầy đặn, rất hợp khẩu vị của tôi. Món ăn cũng sạch sẽ nên tôi hay đến dùng bữa trưa cùng bạn bè', chị Huyền chia sẻ.
Nước dùng cua thanh nhẹ, sợi bánh đa hay rau cần đều được trần đến độ mềm vừa ăn không bị nhũn hay cứng quá. Một phần đầy đủ gồm riêu cua, bò, giò, chả cá, rau cần, rau cải có giá 50.000 đồng. Thực khách có thể gọi thêm giò ăn kèm với giá 5.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, quán phục vụ kèm trà đá và nước đậu, giá lần lượt là 5.000 và 15.000 đồng/cốc.
Nước dùng cua thanh nhẹ, sợi bánh đa hay rau cần đều được trần đến độ mềm vừa ăn không bị nhũn hay cứng quá. Một phần đầy đủ gồm riêu cua, bò, giò, chả cá, rau cần, rau cải có giá 50.000 đồng. Thực khách có thể gọi thêm giò ăn kèm với giá 5.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, quán phục vụ kèm trà đá và nước đậu, giá lần lượt là 5.000 và 15.000 đồng/cốc.
Quán mở bán từ 10h đến 17h hàng ngày, đông nhất từ 11h30 đến 13h. Khách đến ăn gửi xe ở cổng chợ giá 5.000 đồng hoặc dựng xe thành hàng dọc ngay tại chỗ ăn. Do quán nằm trong chợ nên chỗ ngồi hơi chật, vào những ngày nắng nóng, thực khách sẽ cảm thấy oi bức.
Quán mở bán từ 10h đến 17h hàng ngày, đông nhất từ 11h30 đến 13h. Khách đến ăn gửi xe ở cổng chợ giá 5.000 đồng hoặc dựng xe thành hàng dọc ngay tại chỗ ăn. Do quán nằm trong chợ nên chỗ ngồi hơi chật, vào những ngày nắng nóng, thực khách sẽ cảm thấy oi bức.
Tùng Đinh