nem-thinh-chay-1733384728911853638911-0-0-806-1290-crop-1733384819870427827413.jpgLoại lá có nhiều ở nước ta, ăn tươi hay uống nước đều rất tốt, dùng trong món ăn này càng thêm bổ dưỡng

GĐXH – Loại lá này được chứng minh có nhiều dưỡng chất, như thuốc dưỡng gan, hạ đường huyết. Dù ăn tươi hay uống nước đều rất tốt cho sức khỏe, đem chế biến món ăn này càng thêm bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo.

thit-ba-chi-cuon-hanh-tay-17332267545311422296068-82-87-472-711-crop-1733226977179151726745.jpgLoại củ mùi khó chịu ở Việt Nam nhiều người không thích, ở Nhật lại là thần dược, tốt cho người tiểu đường và chế biến nhiều món ngon

GĐXH – Nhiều người có thể không thích hành tây vì chúng có mùi hăng, khó ăn. Tuy nhiên, loại củ này lại là nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon và được đánh giá bổ ngang nhân sâm, giúp kiểm soát tốt. Bạn có thể tham khảo cách chế biến dưới đây để tận dụng giá trị.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, Đại Tuyết là một trong 24 tiết khí tính toán thời gian bốn mùa trong năm, được quy ước bắt đầu từ ngày 7-8/12 đến 21-22/12 dương lịch. Năm 2024, tiết khí Đại Tuyết bắt đầu từ 22h17 phút ngày 6/12 đến 16h19 ngày 21/12/2024.

Vào tiết khí thứ 3 của mùa đông này, thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn, là mùa cao điểm của tà gió, rét hại. 

Nâng cao sức khỏe cũng là một cách để giúp cho tài vận của bản thân được tốt lên. Theo chuyên gia, trong tiết khí Đại Tuyết nên tăng cường những ẩm thực này:

+ Ăn khoai lang:

an-khoai-lang-1733731714410325837929.jpg

Khoai lang có tinh bột, lại có chất ức chế tế bào ung thư, cùng với các anbumin kết hợp nâng cao sức đề kháng. Thu đông ăn khoai lang có thể phòng táo bón, tránh khô háo nhưng chú ý không nên ăn nhiều. Cháo khoai lang là món ăn dưỡng sinh vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả trong tiết khí Đại Tuyết giá lạnh.

+ Muối thịt:

thit-muoi-2-1733731714501273032804.jpg

Một trong những phong tục quen thuộc trong tiết khí Đại Tuyết mà ngày nay vẫn được các đồng bào vùng cao lưu giữ là muối thịt. Có câu "Tiểu Tuyết muối dưa, Đại Tuyết muối thịt", khí lạnh đến là lập tức phải chuẩn bị đồ ăn dự trữ. Bất kể là gia cầm hay hải sản đều có thể dùng phương pháp chế biến truyền thống, thêm nguyên liệu để muối ăn, phơi khô, thành món ăn chống lạnh.

+ Ăn vừng đen:

vung-den-17337317145452121013926.jpg

Vừng đen chính là lựa chọn hàng đầu để bồi bổ cho thận. Thêm một chút muối cho vào vừng đen có thể giúp tác dụng bổ huyết của vừng đen đi vào kinh mạch thận nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chỉ nên ăn riêng biệt vừng đen, không cần kết hợp với thực phẩm nào khác. Cách làm muối vừng đen rất đơn giản: Xào vừng, rang khô, nghiền nhỏ bằng máy xay, trộn thêm một ít muối, xóc đều. Muối vừng đen rắc lên cơm hoặc bánh mì vừa ngon lại vừa bổ thận. Hạt mè đen có tác dụng chữa bệnh rất tốt đối với những người bị hoa mắt, ù tai, điếc tai, tóc bạc sớm, tóc rụng nhiều…

+ Óc chó:

qua-oc-cho-17337317144921513264521.jpg

Óc chó có tính ấm, vị ngọt, không chỉ chữa hen suyễn mà còn bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Ngoài ra, óc chó còn có tác dụng làm mát đường ruột, lợi tiểu nên hãy bổ sung loại quả này nhiều hơn vào tiết khí Đại tuyết để tăng cường sức khỏe.

+ Củ mài:

cu-mai-17337319254292119249029.jpg

Củ mài tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ ích vị, bổ thận tráng dương, chữa tiểu đêm, xuất tinh sớm, tăng cường trí nhớ,… Có thể kết hợp sử dụng với nhân sâm, hạt sen để đạt hiệu quả tốt hơn.

+ Khiếm thực:

khiem-thuc-1733731714456290459852.jpg

Khiếm thực có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, bổ tỳ vị, chữa xuất tinh sớm. Theo y học Trung Quốc, hạt khiếm thực thường được nấu thành canh (súp) với các thành phần khác có tăng cường khả năng cương dương của đàn ông và làm chậm quá trình lão hóa.

+ Nhộng:

an-nhong-17337319769231279670337.jpg

Nhộng rất giàu chất đạm, chất béo và vitamin. Nhộng không chỉ là món ăn ngon được mọi người ưa thích mà nó còn có tác dụng bổ thận tráng dương, tốt cho tỳ vị. Ăn nhộng đúng cách, có thể trị di tinh, xuất tinh sớm,…

+ Ăn nhiều hoa quả bổ sung vitamin:

base64-17337322912731647503130.png

Thực bổ mùa Đông nên ăn các món giàu protein, vitamin và thức ăn dễ tiêu hóa. Vào trước và sau Đại Tuyết, nhiều loại cam và bưởi vào mùa thu hoạch như cam canh, cam sành. Nếu ăn một lượng hợp lý có thể giúp chống viêm mũi, tiêu đờm khỏi ho. Quả quýt và tinh dầu dùng bạc hà cũng có công dụng tương tự.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên ăn canh gừng – táo để kháng hàn. Vào những ngày lạnh, lẩu cũng là lựa chọn không tệ. Mỗi vùng có hoàn cảnh địa lý khác nhau nên cách bồi bổ cũng khác nhau. Mùa Đông ở vùng Tây Bắc rét lạnh hơn, do đó nên bồi bổ bằng thực phẩm ôn nhiệt. Trong khi đó, miền Nam ấm áp hơn nên việc bồi bổ lấy bình hòa làm chủ. Còn với vùng Tây Nguyên, thời điểm này là cho nhiều mùa khô, lượng mưa ít, vì vậy ăn rau quả cam nhuận sinh tân là thích hợp nhất.

tiet-tieu-tuyet-1732499438986486231483.pngTiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết

GĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022