230206081957-01-gaziantep-cast-2902-3350-1675765306.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3v3vdqoZUoj1t4TY42Ukjg

Lâu đài cổ Gaziantep trước và sau trận động đất hôm 6/2 Ảnh: Adobe/Twitter liz_cookman

47-1517-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-2p2hDkmlzJ_65LDV8Kh1w

Trận động đất 7,8 độ richter hôm 6/2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria gây thiệt hại nặng nề ở 10 thành phố, khiến hơn 4.000 chết, được đánh giá là một trong những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử hai quốc gia này. Không chỉ gây tổn thất về người, trận động đất cũng khiến hơn 1.700 công trình bị phá hủy, trong đó có nhiều công trình lịch sử, nổi bật nhất là lâu đài Gaziantep.

230206132753-gaziantep-castle-1699-4182-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2n0opIbxD-lG8phjlrrkYQ

Hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin, một số pháo đài ở phía đông, nam và đông nam của lâu đài Gaziantep đã bị hư hại, các mảnh vỡ nằm rải rác trên đường. Các lan can sắt nằm rải rác trên vỉa hè xung quanh lâu đài. Bức tường chắn bên cạnh lâu đài cũng bị sụp đổ. Ở một số pháo đài, người ta quan sát thấy những vết nứt lớn. Mái vòm và bức tường phía đông của Nhà thờ Hồi giáo Şirvani lịch sử, nằm cạnh lâu đài này, cũng bị sập một phần.

lau-dai-2-000-nam-hu-hai-sau-tran-dong-dat-o-tho-nhi-ky-1675764947.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2gvLQ1Y6XMKHAMSWTv3tZw
Lâu đài 2.000 năm hư hại sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Lâu đài Gaziantep bị hư hại nặng nề sau trận động đất. Video: The Guardian

02-9074-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=V-GakdVo_tMfYwf5sCQ_7A

Lâu đài Gaziantep nằm ở quận trung tâm Şahinbey, tỉnh Gaziantep, là một di tích lịch sử, thu hút khách du lịch ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, được đánh giá 4,5/5 sao trên ứng dụng TripAdvisor. Địa danh này nằm trong danh sách nhất định phải ghé khi tới tỉnh Gaziantep.

16-2173-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WYALsmE1WGKCYMJjJJtc9w

Vị trí này từng được Đế chế Hittite sử dụng làm điểm quan sát vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Vào thế kỷ thứ hai và thứ ba sau Công nguyên, Đế chế La Mã đã xây dựng lâu đài Gaziantep trên cùng một địa điểm. Trải qua quá trình mở rộng và cải tạo dưới thời Hoàng đế Byzantine Justinian I vào thế kỷ thứ 6, công trình có hình dạng như hiện nay.

31-9715-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uqHqC31ynFhGCvPsV2Cavg

Ban đầu pháo đài nằm trên một tảng đá khổng lồ, người Byzantine đã mở rộng bằng cách xây dựng một gò đất xung quanh, bám theo độ dốc của tảng đá này. Sau đó, họ xây dựng một con hào và hành lang ngầm dưới chân lâu đài, với mục đích bảo vệ công trình.

36-5400-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=g-V_lGdMh2M4rkZLCrY3Hw

Công trình đứng sừng sững qua gần 2.000 năm cùng nhiều trận chiến đấu. Lâu đài Gaziantep gồm 12 tháp xung quanh, chính giữa là các hầm, hào còn khá nguyên vẹn.

19-2666-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aL8C1SKAMbWDbWKp_dxW3A

Sân của lâu đài không có nhiều hạng mục để tham quan, trừ một số khu vực được khai quật, mở cửa cho khách du lịch. Dù vậy, lâu đài vẫn là địa điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố từ trên cao.

22-5198-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lloFg0K_TdiLCkqb3l2KmQ

Trước trận động đất, lâu đài Gaziantep được sử dụng làm Bảo tàng chủ nghĩa anh hùng và phòng thủ Gaziantep. Du khách có thể tiếp cận một phần phòng trưng bày triển lãm dưới lòng đất, tuy nhiên chỉ tập trung các hiện vật từ trận chiến vây hãm Aintab năm 1920.

29-1433-1675765306.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=h9nDDzpBnuJg8ZQyHgBelg

Thổ Nhĩ Kỳ và Syria nằm trong khu vực được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nhiều di tích lịch sử, hiện vật khảo cổ quý giá bậc nhất thế giới được phát hiện, một số được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, du lịch Thổ Nhĩ Kỳ chưa trở lại 'thời kỳ hoàng kim'.

Ảnh: Castles.nl

Hà Nguyên

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022