Ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

img0130copyofmn-1657096593711-165709659438374797844.jpg

Ảnh minh hoạ

Đầu tháng 3 năm nay, 6 người trong một gia đình ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do trước đó, cả nhà đã đi du lịch Vũng Tàu và ăn sam biển. Đáng tiếc vụ ngộ độc đã khiến cho một cháu bé 8 tuổi tử vong.

15-1404203405787-1657179495866-1657179496124971347948.jpg

Tuyệt đối không sử dụng cá nóc làm thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc.

Còn nhớ hồi tháng 5 năm 2019, hàng chục khách du lịch của một công ty có chi nhánh ở Thái Nguyên và Bắc Ninh đã phải nhập viện cấp cứu nghi bị ngộ độc thực phẩm khi đang đi nghỉ tại Khu du lịch Hải Tiến ở Thanh Hóa.

Những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, ngoài chuyện chế biến không đảm bảo vệ sinh còn do thói quen ăn uống khá dễ dãi của chúng ta. 

Vậy phải làm sao để có được chuyến du lịch an toàn, khỏe mạnh đúng nghĩa? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

7 điều phải làm để an toàn khi đi du lịch

Để ý những người xếp hàng mua đồ ăn

Chắc hẳn có nhiều người khuyên bạn khi đi du lịch nên chọn những nhà hàng đông khách, xếp hàng dài… Nhưng như thế chưa đủ. Nếu tinh tế, hãy để ý thêm những ai đang xếp hàng. Nếu bạn “yếu bụng”, hãy chọn những nhà hàng có nhiều phụ nữ và trẻ em đứng chờ. Hàng càng nhiều lứa tuổi càng chứng tỏ đồ ăn phù hợp với tất cả và hẳn sẽ tốt hơn một hàng dài những người cùng tuổi.

hnivnglngsng-36ac164bbc91e74a15b2bf968eefaab6-16571795645672119325115.jpg

Quan tâm đến cấu trúc các nhà hàng

Nếu nhà hàng mà chỉ có một người vừa làm đồ vừa thanh toán thì không nên ăn. Bạn nên chọn những hàng ăn có một khu thanh toán, một khu làm đồ riêng. Bởi trong tiền có rất nhiều vi khuẩn, hẳn bạn sẽ không muốn đồ chưa ăn mà đã dính đầy vi khuẩn vì đầu bếp phải tiếp xúc với nhiều đồ vật có vi khuẩn.

pic4-bo-tri-khu-nha-bep-che-bien-thuc-pham-va-khu-an-uong-tach-rieng-16571796174971587052920.jpg

Quan tâm tới dụng cụ dùng để ăn

Dụng cụ ăn có thể là nguồn vi khuẩn mà bạn ít ngờ tới. Bạn nên mang theo khăn giấy để lau sạch thìa, dĩa, đũa… trước khi ăn. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể mang theo đồ dùng riêng của mình. Có thể sẽ hơi lích kích một chút, nhưng như vậy sẽ an toàn nhất, đặc biệt khi bụng dạ bạn không tốt. Ngoài ra, nếu bạn đi vệ sinh và nhà vệ sinh hết giấy, bạn vẫn sẽ luôn có giấy dự phòng trong túi.

Đồ ăn nấu chín vẫn luôn an toàn nhất

Thưởng thức đồ ăn đường phố khi đi du lịch bao giờ cũng tuyệt vời, vì bạn sẽ hiểu thêm về văn hóa địa phương. Nhưng rủi ro bạn gặp phải sẽ lớn hơn rất nhiều. Cách tốt nhất là hãy yêu cầu làm chín/ làm nóng đồ ăn hơn chút nữa.

Cẩn thận với những thức uống gần nguồn nước nhiễm bẩn

Ở nhiều nước châu Á, đồ uống với đá thường khá nguy hiểm, nhất là khi đá thường được làm từ nước không rõ nguồn gốc. Hãy tránh dùng đá, thay vào đó dùng những đồ uống đã được ướp lạnh. Cẩn thận vẫn là thượng sách vì bạn đang ở một nơi xa lạ.

Hãy bóc vỏ trái cây

Bạn chỉ nên ăn các loại trái cây bỏ được vỏ, hoặc nếu không bạn phải rất quen thuộc. Chuối, đu đủ, xoài… có thể là những loại trái cây thích hợp. Bạn cũng nên hạn chế ăn rau xà lách, hoặc bất kỳ loại quả nào ăn cả vỏ, chẳng hạn như táo hay lê… Những loại quả như dâu nên tránh ăn ở những nguồn sản xuất bị ô nhiễm hoặc chất lượng nước không đảm bảo.

p1a-1589603017499111282695-1657179738690-1657179738889334942451.jpg

Cẩn thận với các loại sốt

Bữa ăn đầy đủ hương vị thì thật tuyệt vời, nhưng đôi lúc những loại sốt bạn ăn có thể lại khiến chuyến đi của bạn trở thành thảm họa. Các loại sốt thường có khả năng gây bệnh vì chúng được lưu trữ ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu cảm thấy không an toàn, hãy hạn chế tối đa, hoặc dùng các loại thực phẩm khác thay thế.

sot-cham-thit-nuong-kieu-han-quoc-thumbnail-1-1657179794223-16571797943472091287271.jpg
Khi đi du lịch, thuốc hạ sốt, dung dịch bù nước, men tiêu hóa... là những loại thuốc các bạn luôn phải có trong vali. Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, các bạn nên uống dung dịch điện giải để bù nước cho cơ thể. Sau đó, hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022