Mì Quảng và cao lầu là hai đặc sản xứ Quảng khá phổ biến tại TP HCM. Tuy nhiên, khác với mì Quảng thường được chế biến theo đúng kiểu Quảng Nam, nhiều quán ở Sài Gòn biến tấu cao lầu theo phong cách người miền Nam, mang hương vị vừa lạ vừa quen. Một phần cao lầu gồm: rau, cao lầu và chén nước dùng. Cách ăn tương tự hủ tiếu khô, không giống món cao lầu được bán ở Hội An có cách ăn giống mì Quảng.
Phần cao lầu Hội An ở Sài Gòn
Cao lầu mang vị đặc trưng, khá lạ miệng đối với người lần đầu ăn thử. Thành phần chính của món ăn là thịt heo xá xíu theo kiểu người Hoa ở Hội An. Thịt xíu cao lầu đúng điệu có bên ngoài màu đỏ sậm, bên trong trắng, thấm vị. Nước dùng cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn ướp gia vị, đun trên bếp, thiên vị mặn, dậy mùi nước tương (xì dầu). Do vậy, nhiều quán ăn ở Sài Gòn để riêng chén nước cho thực khách tự chan vào bát mì theo khẩu vị. Làm như vậy dễ hợp miệng thực khách miền Nam có khẩu vị ngọt hơn. Thực khách có thể tùy chỉnh độ mặn theo sở thích.
Sợi mì cao lầu được làm từ bột gạo nhưng cách chế biến phức tạp hơn, và không bán nhiều ở Sài Gòn. Các quán muốn bán sợi mì cao lầu đúng chuẩn phải lấy từ Hội An, hoặc sử dụng sợi cao lầu khô, trụng chín như các loại bún khô. Sợi mì cao lầu có màu hơi nâu vàng, dày như sợi mì udon (Nhật Bản) nhưng khô hơn. Bát mì có thêm thịt xíu thái mỏng, bánh phồng chiên giòn, giá trụng. Bên cạnh đó, chút tóp mỡ giòn giòn nhai vui miệng.
Khi ăn, thực khách rưới chén nước dùng vào, thêm rau sống. Nếu không thích vị mặn, thực khách nêm chút tương ớt xào vị ngọt ngọt và vắt lát chanh. Nhưng do cao lầu ăn ít nước dùng nên khi cho rau sống vào, món ăn sẽ không bị quá mặn.
Các món Quảng ở Sài Gòn
Bài và ảnh: Vi Yến
GĐXH – Món trứng sốt cà chua làm theo công thức này, đảm bảo khi bày lên mâm cơm mùi thơm ngào ngạt, còn các con của bạn reo lên vì thích thú, cả nhà ăn đều tấm tắc khen ngon.
GĐXH - Với cách chế biến này, cánh gà chiên sẽ cực thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất, người lớn nghiện còn trẻ con nhà bạn sẽ ăn thun thút cho mà xem.