Vóc dáng nhỏ bé nhưng giọng hát nội lực hiếm có

Hồng Nhung được khán giả ưu ái gọi là "cô Bống" và trở thành nàng thơ của nhạc Trịnh Công Sơn nhờ ngoại hình nhỏ nhắn, gầy guộc như "cánh vạc bay". Nữ Diva từng tâm sự rằng, trong lần đầu tiên gặp Trịnh Công Sơn tại nhà nhạc sĩ Thanh Tùng, cô khá rụt rè và gọi nhạc sĩ là "chú" do tự ti trước vóc dáng "rúm ró vì cực gầy, răng hơi nhiều lại nhô ra tứ phía" của mình.

photo-3-16893418604071920326642.jpg

Hồng Nhung ngày xưa rất gầy

Thông thường, vóc dáng nhỏ nhắn của Hồng Nhung sẽ đi liền với giọng hát mảnh mai, nhẹ nhàng, bay bổng. Nhưng cô lại là trường hợp đặc biệt, với sự đối lập hoàn toàn.

Do cấu tạo phát âm đặc biệt nên giọng Hồng Nhung có độ vang và sáng bẩm sinh, theo đúng chất giọng kim chính cách (loại giọng có tính xuyên thấu và vang xa, sang sảng). Độ vang này phát ra ngay khi cô nói chuyện bình thường, nên rất bắt mic. Nó giúp Hồng Nhung hát một cách thoải mái, dễ dàng, không cần gắng sức.

Ngoài ra, độ sáng kết hợp cùng độ vang bẩm sinh trong một giọng nữ trung cũng giúp Hồng Nhung hát nổi trên dàn nhạc hay giữa những giọng ca khác.

photo-2-16893418587171817018108.png

Do đó, Hồng Nhung dù nhỏ nhắn nhưng hễ cất giọng là lấp đầy cả khán phòng. Cô cũng không cần phải hát lên gân, chỉ cần belt giọng một cách bình thường vẫn nổi bật hơn nhiều giọng hát khác.

Hồng Nhung chưa từng một lần bị áp đảo trên sân khấu, ngay cả khi phải hát với nhiều giọng ca to khỏe khác, dù cô hát rất bình thường, không theo lối phô diễn nội lực hay cộng minh ầm ầm.

Chính vì điều này, cộng đồng fan Diva hiện nay đang gọi Hồng Nhung bằng một biệt danh khá đáng yêu – "Diva loa phường" (ám chỉ chất giọng sang sảng, rền và to như loa phường của cô).

Tiếng hát "loa phường" của Hồng Nhung cũng từng được nhạc sĩ Nguyễn Cường nhắc đến và khen ngợi:

"Không bao giờ tôi quên được hôm ấy, đúng 12 giờ, còi tan tầm hú khi Hồng Nhung đang hát đến cao trào Diều ơi cho em bay... Ai khác thì coi như xong rồi. Vậy mà cô bé vẫn hát.

Đến khoảng một phút sau tiếng còi dịu xuống thì tiếng hát của Hồng Nhung như toát ra từ chính cái tiếng còi ấy, và vẫn căng cái nốt ấy! Tiếng vỗ tay thật nồng hậu mà toàn là người trong nghề cả.

Lúc về đoàn, tôi chỉ lo mỗi một việc: Hồng Nhung sinh 1970, 15 tuổi, ai cho cô bé HCV bởi đây là cuộc thi chuyên nghiệp. Thế mà Hồng Nhung vẫn cứ được HCV bởi vì hát ghê gớm quá".

Đa số các ca sĩ Việt dù giọng lớn thế nào khi hát chung với ca sĩ ngoại cũng thường lép vế hơn. Ví dụ như Thu Minh hát chung với So Hyang, Hương Tràm hát chung với Leanne Mitchelle, Bùi Anh Tuấn hát chung với Jermaine Paul.

Chỉ có Hồng Nhung khi hát chung với ca sĩ Nhật Tendo Yoshini vẫn nổi bần bật nhờ giọng hát vang, khỏe dù Tendo Yoshini cũng là một nữ trung có giọng hát rất dày.

Trường hơi dài bất tận và nội lực khó tin

Type giọng bẩm sinh của Hồng Nhung là Dugazon, với một nửa tố chất của nữ trung nên quãng trầm của khá tốt, khác với các type giọng kim sáng mảnh thông thường (dù giọng Hồng Nhung cũng là thuần kim). Các nốt trầm được Hồng Nhung sử dụng để tạo nên lối hát tự sự, nhả vào các con chữ giúp tăng thêm chiều sâu cho câu hát, nên rất có cảm xúc.

photo-1-16893418570331799220104.jpg

Lõi âm thanh của Hồng Nhung rất dày, khỏe và chắc chắn. Từ thời trẻ, khi giọng còn sáng, cô đã có thể belt quãng trung vang dội, dày cộp. Càng về sau này, quãng trung của Hồng Nhung càng rền, âm lượng lớn và có tính hùng tráng.

Hồng Nhung có thể thực hiện những dòng legato đầy ma mị trên half voice, pianissimo, fortissimo…

Điều này cho thấy, Hồng Nhung có cột hơi vô cùng vững chãi và khả năng điều khiển làn hơi tốt.

Do chăm chỉ luyện tập yoga, Hồng Nhung có một làn hơi dài và cột hơi chắc chắn. Điều này giúp tạo ra thế mạnh cho Hồng Nhung ở những quãng dài bất tận, biến nó thành đặc trưng riêng của cô.

Có thể nói, Hồng Nhung là nữ ca sĩ sở hữu nhiều long notes nhất nhạc nhẹ Việt Nam. Kỉ lục giữ nốt lâu nhất của Hồng Nhung là 20 giây, ngoài ra còn vô số những long notes dài trên 10 giây. Các long note thường được hát trên quãng belt trung.

Hồng Nhung có hai cách kéo dài long notes. Thông thường, cô vẫn kèm theo ngân rung (vibrato) như nhiều ca sĩ khác. Nhưng trong nhiều màn trình diễn, cô bỏ đi vibrato, chỉ kéo giọng không, để tạo hiệu ứng và chất riêng cho bài hát.

Nếu không dùng vibrato, rất khó để giữ được nốt dài, nhưng Hồng Nhung vẫn làm được điều đó, nhờ có một cột hơi vững chắc. Đây là lối hát đặc trưng ở Hồng Nhung, ít thấy ở các ca sĩ khác. Và dù phải kéo nốt rất lâu, nhưng Hồng Nhung vẫn giữ được độ chắc, khỏe trong suốt làn hơi đó.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022