phao-9439-1706775997366-17067759979731020785106-0-3-401-644-crop-17067760826661958127802.jpgTPHCM tăng điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa

Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức màn trình diễn bắn pháo hoa nghệ thuật của người dân các quận huyện vùng ven trên địa bàn, TPHCM vừa quyết định điều chỉnh tăng thêm điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa.

Không biết tự bao giờ, đến đêm 30 Tết nhiều người Hà Nội rủ nhau đi chơi giao thừa quanh Hồ Hoàn Kiếm xong mới về nhà xông đất lấy may.

41-15187157208381872990503-1674265384257-16742653847681556601236.jpg

Đi xem pháo hoa đêm Giao thừa dường như đa trở thành phong tục

Nhiều người giải thích, có thể tục chơi đêm giao thừa của người Hà Nội bắt nguồn từ khi giải phóng Thủ đô, năm 1954, cách đây 70 năm. Lúc đó có hàng vạn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Mỗi khi Tết đến họ càng nhớ quê hương da diết, muốn biết tin tức về những người thân trong đó. Hồi ấy, ở Bờ Hồ có một ngôi nhà rất to có tấm biển đề "Câu lạc bộ Thống nhất". Đó là nơi anh em tập kết đến tìm nhau và được nghe tin tức về quê hương mình.

Suốt 21 năm Bắc Nam bị chia cách hai miền, đêm giao thừa nào Bờ Hồ cũng đông vui như thế cho đến năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, đa số cán bộ miền Nam đã trở về quê hương nhưng thói quen đi chơi đêm giao thừa vẫn được người Hà Nội tiếp tục duy trì cho đến bây giờ. Nó trở thành một nét văn hoá mới của người Thủ đô và sau đó lan ra nhiều tỉnh, thành phố. Đi chơi đến đúng lúc giao thừa xem bắn pháo hoa rồi mới về nhà xông đất luôn để lấy may. 

Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, thú đi chơi đêm giao thừa trở nên phổ biến là từ khi người dân được ngắm pháo hoa vào thời khắc chuyển giao. Khi đó, đường phố đèn hoa trang trí lung linh rực rỡ, người đi lũ lượt như trảy hội, tràn kín cả lòng đường. Đó là dịp hẹn hò của trai thanh gái lịch và những đôi vợ chồng mới cưới chưa vướng bận con cái. Cũng có những gia đình trẻ, vợ chồng bế con đi đến nửa đêm.

Và nhất là hơn 30 năm trở lại đây, khi pháo hoa dường như đã thành thông lệ khi tới thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì người Hà Nội lại càng hào hứng với việc đi chơi vào đêm 30.

giao-thua-1579666183909354029266-crop-1579666191163247241568-1706080663682-1706080664203532648580.jpg

Pháo hoa thay cho hồi chuông báo hiệu khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.

 

Từ gần ba chục năm qua, pháo hoa dường như đã thành thông lệ khi tới thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Từ 1994, khi Chỉ thị số 406-TTg của Chính phủ về vấn đề cấm sản xuất, buôn bán và bắn pháo thì việc đón và xem pháo hoa tại các địa điểm trung tâm dường như đã trở thành thông lệ của người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung.

Cuộc sống hiện tại, những xác pháo đỏ không còn đầy sân, thay vào đó là những điểm bắn pháo hoa tưng bừng ở các thành phố lớn trên cả nước. Những quả pháo hoa to, rực rỡ, nhiều màu sắc vẫn chắp cánh ý nghĩa đẹp đẽ của tiếng pháo xưa.

Khắp cả nước, người dân đều được ngắm nhìn pháo hoa rực rỡ, cơ hội mới chia đều cho tất cả, ai cũng có thể tìm thấy niềm vui và động lực mới khi xuân sang. Ấy là lời chúc to lớn mà pháo hoa thời hiện đại gửi gắm tới người dân khắp mọi miền đất nước.

Tiếng pháo đêm Giao thừa là một lời chúc tụng đẹp đẽ cho những hy vọng mới của một năm an lành, may mắn. Một năm mới hứng trọn sức sống mùa xuân để gieo mầm những kế hoạch mới.

Chỉ còn vài tiếng nữa, Giao thừa sẽ sang, năm Quý Mão 2023 qua, người dân cả nước cùng hân hoan chào đón năm Bính Thìn 2024.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và xã hội

Người Việt chi hàng tỷ đồng mua áo dài

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022