Loạt chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Quy định mới về quản lý seri tiền mới in

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hồi cuối tháng 3 đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 14/5/2024.

Thông tư này quy định việc quản lý seri tiền mới in đối với các loại tiền giấy của NHNN được thực hiện từ khi cấp vần seri, sử dụng vần seri trong quá trình in tiền cho đến khi tiền mới in được phát hành vào lưu thông.

Thông tư nêu rõ nguyên tắc in seri trong quá trình in tiền: Đối với các loại tiền NHNN công bố phát hành trước năm 2003, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 7 chữ số in từ 0000001 trở đi; đối với các loại tiền NHNN công bố phát hành từ năm 2003 trở đi, seri gồm vần seri và dãy số tự nhiên gồm 8 chữ số, trong đó hai chữ số liền kề với vần seri là hai chữ số cuối của năm sản xuất tờ tiền, 6 chữ số tiếp theo là dãy số tự nhiên in từ 000001 trở đi; mỗi tờ tiền có một seri riêng.

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.

Quyết định 05/2024/QĐ-TTg nêu rõ, trường hợp giá bán điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan.

avatar1714445705674-17144457058581130110516.jpg

Quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia

Bộ Tài chính ngày 22/3/2024 ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BTC quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Theo thông tư này, định mức hao hụt đối với gạo bảo quản kín như sau: thời gian bảo quản dưới 12 tháng là 0,050%; thời gian bảo quản từ 12 đến 18 tháng 0,058%; thời gian bảo quản trên 18 tháng 0,066%.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/5/2024.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp được quy định tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ban hành ngày 15/3/2024, có hiệu lực từ 1/5/2024.

Trong đó, nghị định này quy định ưu đãi đầu tư đối với: cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Nhà nước hỗ trợ không quá 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Kinh phí hỗ trợ không tính vào tổng mức đầu tư của dự án để tính giá cho thuê lại đất, giá sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp.

Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Ngày 4/4/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 và năm 2024. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Thông tư này quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2023 và năm 2024.

Đối tượng áp dụng là các thương nhân nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tin trên VietnamNet.

Công an lên tiếng về thông tin "Đà Lạt xảy ra biến lớn” 

Chiều 30/4, thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đơn vị đã phát hiện trên không gian mạng lan truyền thông nhiều tin cho rằng "Đà Lạt xảy ra biến lớn", "Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường", "Đà Lạt xảy ra bạo động, bắn súng...".

lam-dong-4-1714470922265660734657-1714476382852-17144763829641126881744-1714490597294-17144905975201233414070.jpg

Những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về an ninh trật tự ở Đà Lạt.

Những thông tin này gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Đặc biệt, những thông tin này khiến du khách đến Đà Lạt du lịch, nghỉ dưỡng hoang mang lo lắng.

Công an tỉnh khẳng định các thông tin nêu trên là sai sự thật, vi phạm pháp luật. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm. Thông tin trên Người Lao Động.

lam-dong-5-1714471081666772959543-1714476383635-17144763837681611163004-1714490598025-1714490598293266984921.jpg

Một số doanh nghiệp tại quảng trường Lâm Viên ngưng hoạt động là để TP Đà Lạt tổ chức các hoạt động kỷ niệm dịp lễ 30-4 và 1-5.

Trong ngày 30/4, UBND TP Đà Lạt có văn bản đề nghị một số doanh nghiệp kinh doanh tại quảng trường Lâm Viên tạm ngưng hoạt động từ chiều cùng ngày tại khu vực. Việc này là để tổ chức các sự kiện chính trị - xã hội nhân dịp lễ 30/4 và 1/5.

Tuy nhiên một số cá nhân đã dùng thông tin này để gán ghép và thông tin sai sự thật rằng "Đà Lạt xảy ra biến lớn", "Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường", "Đà Lạt xảy ra bạo động, bắn súng...". Tờ Người Lao Động cho biết.

Tỉnh này sắp trở thành thành phố trực thuộc Trung ương rộng nhất Việt Nam 

Đầu năm 2024, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Quy hoạch này do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký. Tờ Đời sống & Pháp luật đưa tin.

25-10-thua-thien-hue-tp-di-san-quoc-giaanh-2-158027457929792541631-1634629019181451756332-1714461393126-1714461393387152049894-1714490483261-1714490483528164473292.jpg

Quy hoạch nêu rõ, tính chất đô thị Huế đến 2025 là đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương có yếu tố đặc thù. Là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế, đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao…

Mục tiêu quy hoạch đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Theo tài liệu này, Thành phố Huế (sau khi trực thuộc Trung ương) có diện tích tự nhiên: 4.947,10 km2, quy mô dân số là 1.380.000 người; có 09 đơn vị hành chính, gồm: 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện; có 131 ĐVHC cấp xã (73 xã, 51 phường và 07 thị trấn (giảm 22 xã và tăng 12 phường).

Với diện tích này, thành phố tương lai này sẽ rộng hơn cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện tại.

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

Khen thưởng các đơn vị phá vụ cướp 1,1 tỷ đồng trong biệt thự ở TPHCM

Chiều 30/4, Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đại diện Ban giám đốc trao khen thưởng cho Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 vì có thành tích xuất sắc trong việc phá vụ án cướp 1,1 tỷ đồng trong căn biệt thự. Thông tin trên Dân Trí.

Thiếu tướng Mai Hoàng cho rằng các đơn vị đã rất kịp thời, thể hiện sự chính quy của các lực lượng tham gia phá án, trong thời gian ngắn đã bắt giữ toàn bộ các đối tượng, thu giữ vật chứng và đảm bảo an toàn cho các nạn nhân.

Ông đánh giá cao tinh thần chủ động đấu tranh, phòng chống tội phạm của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an TP HCM; đồng thời đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy, phối hợp tốt, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xâm hữu tài sản, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Giám đốc Công an TP HCM, Trung tá Nguyễn Thành Hưng xin hứa trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát hình sự và lực lượng hình sự quận, huyện sẽ quyết tâm tấn công tội phạm đường phố và tỷ lệ khám phá cướp, cướp giật là 100%.

"Lực lượng cảnh sát hình sự sẽ ghi nhớ chỉ đạo, khẩu hiệu của Thiếu tướng Mai Hoàng rằng "mỗi vụ cướp giật là một vụ trọng án' và xin hứa sẽ thực hiện tốt"", Trung tá Nguyễn Thành Hưng khẳng định.

z539704650503723aaa09d92766cb5f89d373f7db67fd4-1714484878497-1714491033182-1714491033441697257080.jpg

Thiếu tướng Mai Hoàng trao khen thưởng cho các đơn vị tham gia phá án (Ảnh: Lê Trai).

Vụ cướp biệt thự tại Quận 12, TP HCM, xảy ra vào đêm 29/4. Các nghi phạm liên quan bị bắt giữ gồm: Nguyễn Đức Tiến (SN 1993, quê Quảng Ngãi), Lê Văn Sĩ (SN 1998, quê Kiên Giang) và Đỗ Văn Tuấn (SN 1996, quê Nam Định).

Theo cảnh sát, 3 nghi phạm không có công ăn việc làm, lười lao động, là thành viên của fanpage Facebook "Hội những người vỡ nợ muốn làm liều". Tiến là người rủ Tuấn và Sỹ tham gia đi cướp tại các biệt thự khu vực TP HCM, Bình Dương.

Trước khi thực hiện, Tiến đi khảo sát một vài căn biệt thự có ít thành viên trong gia đình sinh sống, chọn biệt thự nhà bà T.T.L. ở đường Lê Thị Riêng, Quận 12, để gây án.

z5396622760180e39745a576784357eb13304727a874f7-1714471934544-1714491033895-17144910339771498654539.jpg

Nguyễn Đức Tiến - kẻ chủ mưu trong vụ án (Ảnh: Lê Trai)

Sau khi bàn bạc, cả 3 chọn đêm 29/4 sẽ gây án. Tiến đi mua 3 con dao thái lan, cuộn băng keo, bình xịt sơn đen, 4 cặp găng tay y tế nhằm khi đột nhập vào nhà bà L. sẽ dùng dao đe dọa, trói dán miệng nạn nhân, dùng bình xịt sơn để xịt camera an ninh sau đó khống chế toàn bộ thành viên trong gia đình để cướp tài sản.

Tuấn có bàn bạc thỏa thuận với nhóm Tiến, Sĩ nhưng nghi phạm này sau đó đổi ý không tham gia mà đi về nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Đến khoảng 23h30 ngày 29/4, Tiến cùng với Sĩ đem theo công cụ đã chuẩn bị đến nhà bà L.. Tiến đứng ngoài cảnh giới, còn Sĩ leo qua cổng chính vào bên trong nhà.

Khi Sĩ vừa lấy túi xách của bà L. (bên trong có số tiền 1,1 tỷ đồng) thì bị Phòng PCO2 và Công an quận 12 cùng ông Bình, ông Quỳnh (lái xe riêng của bà L.) ập vào bắt quả tang Sĩ và Tiến, đưa về trụ sở.

Phòng Cảnh sát hình sự đã triệu tập Đỗ Văn Tuấn để điều tra làm rõ.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa giông, nguy cơ cao lốc sét kèm mưa đá 

Theo các chuyên gia của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An. Thông tin trên Lao Động.

avatar1714445826683-1714445826952244262728.jpg

Theo đó, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên duy trì tình trạng nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất khoảng 39-42 độ trong ngày 30/4 và 1/5; từ 2/5, mức độ nắng nóng giảm xuống với nhiệt độ cao nhất 35-37 độ.

Riêng khu vực từ Khánh Hoà đến Bình Thuận duy trì tình trạng nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-37 độ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài đến khoảng 3/5 với nhiệt độ cao nhất 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; từ 4/5 có khả năng xảy ra mưa giông vào chiều tối và đêm, nắng nóng suy giảm.

Cơ quan khí tượng cũng dự báo thời tiết Hà Nội trong 10 ngày tới (có thể bao gồm trong phần phía Đông Bắc Bộ). Cụ thể, thủ đô Hà Nội,  từ 1/5 nắng nóng kết thúc, nhiệt độ cao nhất ban ngày 32-35 độ; thấp nhất ban đêm khoảng 24-27 độ.

Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, thời tiết miền Bắc sau nhiều ngày nắng nóng, khi có mưa khả năng xảy ra hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông lốc, sấm sét, mưa đá ở mức rất cao.

Do đó, khi xảy ra mưa giông, người dân không để ô tô, mô tô và các tài sản khác dưới tán cây; hạn chế tham gia giao thông hoặc tránh trú gần cột ăng ten, hàng rào kim loại…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022