ng1-1665710824949112185565-1665711265302627865456-1665714571391629771616-1665715944034-1665715944686785927805-0-0-800-1280-crop-16657159712921829131062.jpegTin sáng 15/10: Nam sinh lớp 9 ở Hải Dương uống nhầm 21 viên thuốc tránh thai; chuyên gia cảnh báo mưa cực lớn ở miền Trung

GiadinhNet - Nam sinh bị viêm họng, ho và được mẹ mua cho 2 gói thuốc về trị. Do không để ý, nam sinh đã lấy nhầm vỉ thuốc tránh thai mẹ để cùng túi thuốc trị ho và uống khiến gia đình lo lắng, đưa vào viện cấp cứu; hiện nay đang có 3 hình thế thời tiết có khả năng gây ra đợt mưa rất lớn ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ cũng như phía Bắc của Tây Nguyên từ nay đến ngày 16/10.

Người dân có được dùng CMND khi đã có CCCD gắn chip không?

photo-1-1665755177252696669356-1665792022408-16657920242171420368667.jpg

Với những người đang sử dụng CMND, theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người dân phải đổi sang CCCD trong trường hợp:

- CMND hết hạn.

- CMND hư hỏng đến mức độ không còn sử dụng được nữa.

- Khi công dân thay đổi họ tên chữ đệm hoặc ngày tháng năm sinh.

- Khi công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ra khỏi phạm vi tỉnh.

- Khi công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng như tẩy xoá sẹo, nốt ruồi, phẫu thuật thẩm mỹ…

- Khi CMND cũ bị mất.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP quy định, CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Đồng thời, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân cũng khẳng định, CMND đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn còn hạn thì được sử dụng cho đến hết 15 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy, người dân không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip khi CMND vẫn còn hạn và có thể sử dụng CMND của mình đến khi hết hạn mới cần đi đổi hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp trên.

Làm CCCD gắn chip mới sẽ bị thu lại CMND cũ

Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định, cán bộ Công an sẽ thu lại CMND, thẻ CCCD thường khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND, CCCD thường sang thẻ CCCD gắn chip.

Tuy nhiên, sau khi làm thẻ CCCD gắn chip mới, không ít người dân vẫn còn giữ CMND, CCCD cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục chưa thu lại… Điều này khiến một số người đã làm CCCD gắn chip lại có cùng lúc hai loại giờ tờ gồm CCCD gắn chip mới làm và CMND hoặc CCCD cũ.

Có được dùng CMND khi đã có CCCD gắn chip?

Đối với các trường hợp chỉ dùng để đối chiếu, nhận dạng nhân thân và không cần ghi lại số CMND thì việc sử dụng CMND cũ hầu như không có ảnh hưởng gì. Bên cạnh đó, việc sử dụng các giấy tờ có ghi thông tin cá nhân là số CMND cũ trong các giao dịch, thủ tục hành chính cùng với CCCD mới hoàn toàn được chấp nhận vì hiện tại, trên thẻ CCCD gắn chip mới đã tích hợp tất cả thông tin về CMND cũ.

Tuy nhiên, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau.

Do đó, nếu người nào vẫn có cả CMND và CCCD thì nên sử dụng CCCD để tránh trường hợp sau này phải thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin thành số CCCD.

Cảnh sát dùng xe chuyên dụng vượt lũ đưa sản phụ đi sinh con

cu-san-phu-trong-dem-1-11195354-1665810535924-1665825926013974690447-crop-1665825930293923214763-1665827964279-1665827964557457282061.jpg

Sản phụ sinh hạ cháu bé tại Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy.

Lực lượng CSGT Công an Thừa Thiên Huế trong lúc làm nhiệm vụ ứng phó phòng chống mưa lũ đã kịp thời đưa sản phụ đến bệnh viện sinh con an toàn.

Theo đó, vào khoảng 3h30 ngày 15/10, chị Nguyễn Thị Ngọc (34 tuổi, ở Phú Lộc) bất ngờ chuyển dạ, được người nhà đưa lên Bệnh viện Trung ương Huế sinh con. Tuy nhiên, khi đến Km 844 QL1A đoạn qua xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, do đoạn đường này nước ngập sâu, nguy hiểm, xe tải do người nhà xin để chở sản phụ không thể đi qua.

Lúc này, Trung tá Hoàng Phước Tế, Trạm trưởng Trạm CSGT Phú Lộc và Đại úy Nguyễn Minh Tiến, cán bộ trạm CSGT Phú Lộc đang làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều tiết giao thông đã dùng xe chuyên dụng nhanh chóng đưa sản phụ đi sinh.

Đến địa bàn thị xã Hương Thủy, nước ngập quá sâu trong khi sản phụ sắp sinh nên cán bộ Trạm CSGT Phú Lộc đã đưa chị Ngọc vào Trung tâm y tế thị xã Hương Thủy để sinh con. Đến gần 5h cùng ngày, chị Ngọc hạ sinh cháu bé nặng 3,5kg an toàn, mạnh khỏe.

Vì sao Đà Nẵng phải hứng chịu trận mưa lớn kinh hoàng?

img4781-edited-1665788080837-1665791688893-1665846334370-16658463352931531099517.jpeg

Ô tô bơi trên phố Đà Nẵng tối 14/10.

Liên quan đến trận mưa lớn ở TP Đà Nẵng và một số nơi khác ở miền Trung khiến nhiều khu vực bị ngập sâu, sáng 15/10, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) - cho biết: có 5 nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra mưa lớn ở TP Đà Nẵng, cụ thể:

Thứ nhất, do tác động hình thế mưa điển hình ở miền Trung, tổ hợp đa thiên tai kết hợp của áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và gió đông.

Thứ hai, đặc điểm địa hình chắn gió ở miền Trung rất dễ gây mưa lớn khi có ảnh hưởng của không khí lạnh.

Thứ ba, mưa xảy ra trong thời đoạn ngắn với cường suất lớn. Thống kê ban đầu cho thấy lượng mưa trong 6 tiếng đồng hồ lên đến trên 500mm là rất lớn.

Thứ tư, trong tối và đêm 14/10, triều cường tại khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, trong đó có thành phố Đà Nẵng ở mức cao đã làm chậm quá trình thoát lũ.

Thứ năm, thông thường tháng 10 và tháng 11 là thời kỳ khu vực miền Trung có mưa lớn nhất trong năm. Năm nay cơ quan khí tượng thủy văn đã dự báo có ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, không khí lạnh hoạt động sớm nên mưa lũ khả năng sẽ lớn hơn năm bình thường. Đối với đợt mưa này, cơ quan khí tượng thủy văn cũng đã có cảnh báo rất sớm với lượng mưa phổ biển 200-500 mm, cục bộ cơ nơi trên 800mm ở Trung Bộ.

Truyền gần 20 lít máu cứu sống bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét ác tính, nhóm máu hiếm

photo-2-1665804199039640246744-1665818434566-16658184355071956752460.png

Bệnh nhân sốt rét ác tính được can thiệp ECMO. Ảnh: Thành Dương

Ngày 17/9, sau chuyến công tác tại Bờ Biển Ngà để thực hiện chuỗi dự án về hạt điều, bệnh nhân về Việt Nam, sau đó xuất hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng, khám tại một bệnh viện ở Hà Nội phát hiện số lượng tiểu cầu rất thấp (tiểu cầu 12 G/L), rối loạn nhịp thất thành từng cơn.

Do tình trạng bệnh phức tạp, bệnh nhân lại có nhiều bệnh nền nên đã được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

ThS.BS Nguyễn Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, xét nghiệm tiểu cầu chỉ còn 8 G/L, kháng thể kháng Dengue dương tính yếu, suy tim rất nặng. Bệnh nhân được điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt nhưng sau 2 ngày tình trạng không cải thiện, các bác sĩ quyết định phải sử dụng kỹ thuật cao nhất trong hồi sức tích cực là kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).

Bằng kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy diễn biến bệnh không giống sốt xuất huyết Dengue nên Trung tâm Hồi sức tích cực đã tiến hành hội chẩn toàn viện. Kết quả phát hiện bệnh nhân bị sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng.

Ngay sau đó, bệnh nhân đã được sử dụng thuốc chống sốt rét, truyền các chế phẩm máu và duy trì ECMO.

"Việc duy trì ECMO trong thời gian dài đối với bệnh nhân này là rất khó khăn do tiểu cầu thấp không thể sử dụng được thuốc chống đông, nguy cơ tắc quả tim phổi nhân tạo và nguy cơ nhồi máu tái diễn, nếu tiếp tục dùng chống đông thì nguy cơ chảy máu ồ ạt rất cao. Cùng với đó, bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm nên việc huy động số lượng lớn máu là bất khả thi", bác sĩ Bá Cường cho biết thêm.

Sau 8 ngày chạy máy ECMO, cùng với việc truyền khoảng 20 lít máu thuộc nhóm máu hiếm (Rh-), tình trạng bệnh nhân cải thiện dần và được kết thúc ECMO vào ngày 4/10, ngừng thở máy vào ngày 9/10.

Sau 4 tuần được điều trị, chăm sóc bởi các nhân viên y tế của Trung tâm Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch một cách ngoạn mục và các chỉ số dần hồi phục. Vào ngày 13/10, bệnh nhân được chuyển viện, chăm sóc một thời gian trước khi đủ điều kiện sức khỏe để trở về Bỉ.

Ôtô chở 5 cán bộ đi khảo sát lao xuống vực ở Bắc Kạn

v62-1665801616705-16658016176611994162570.jpeg

Chiếc xe hư hỏng nặng sau vụ tai nạn.

Thông tin từ UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, vụ việc xảy ra vào chiều 14/10 tại khu vực thôn Tát Vạ, xã Yên Hân.

Ôtô chở 5 người, trong đó có lãnh đạo UBND xã Yên Hân, huyện Chợ Mới cùng một số thành viên đoàn khảo sát bị lật xuống vực sâu. Ngay sau đó, các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Chợ Mới.

Được biết, thôn Tát Vạ là khu vực khó khăn nhất của xã Yên Vân (Chợ Mới, Bắc Kạn) với những tuyến đường nhỏ hẹp, đèo dốc khó đi.

Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được lực lượng chức năng điều tra làm rõ.

Uống nước có lẫn lá cây độc, bảy người đàn ông nhập viện nguy kịch

Tối 14/10, một lãnh đạo UBND xã Thái Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc bảy người đàn ông bị ngộ độc do uống phải nước có chứa lá cây độc.

"Những bệnh nhân này không phải là người sinh sống trên địa bàn, mà đến từ huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa để khai thác gỗ rừng. Nguyên nhân gây ngộ độc được cho là do uống nước có lẫn lá cây độc", vị lãnh đạo này cho hay.

Theo đó, vào lúc 16h cùng ngày, Trạm Y tế xã Thái Sơn tiếp nhận bảy người đàn ông bị ngộ độc trong tình trạng nguy kịch. Sau khi sơ cứu bước đầu, những bệnh nhân này đã ngay lập tức được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương để điều trị.

Sau khi nhập viện, các bệnh nhân đã được xử lý rửa dạ dày kịp thời. Tuy nhiên do độc tố mạnh, nên bảy người này tiếp tục được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh để theo dõi và điều trị.

Hai cậu cháu bỏ tiền mua xe cứu thương để giúp dân nghèo đi viện miễn phí

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022