edit-ty-17061747577991693718504-170-0-526-571-crop-17061747681291098923385.pngBị kiểm tra nồng độ cồn, tài xế tông cảnh sát giao thông, kéo lê xe công vụ 5km

GĐXH - Không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra nồng độ cồn, Tùng điều khiển ô tô tông một cảnh sát giao thông và kéo lê xe mô tô công vụ suốt 5km.

Thời gian qua, vấn đề xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng chức năng được triển khai quyết liệt, nhận sự đồng thuận cao từ người dân.

Mới đây, cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0.

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, khoản 1 (Điều 8) trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về hành vi "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Theo quy định này được hiểu là nồng độ cồn trong máu ở mức trên 0 miligam/100 mililít máu hoặc trên 0 miligam/1 lit khí thở là đã vi phạm. Dự thảo Luật không quy định cụ thể nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở ở mức bao nhiêu thì vi phạm là chưa phù hợp với thực tiễn.

Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xem xét quy định cụ thể nội dung này.

Trong khi đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho ý kiến, khoản 1 (Điều 8) dự thảo Luật đề nghị bổ sung nội dung "vượt quá mức quy định" vào cuối câu, viết lại thành "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định". Theo đó, cần quy định mức tối thiểu nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, bổ sung khoản quy định "Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này".

Tiếp thu ý kiến của UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Công an cho rằng, việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở không có nồng độ cồn đang thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất hiệu quả, phòng ngừa tai nạn giao thông.

Được biết, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến sẽ thông qua vào tháng 5.2024.

anh-17066153388621140658946.jpg

Tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0. Ảnh: PLVN

Theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông, năm 2023, cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 770.679 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn. Tức là mỗi ngày có hơn 2.100 tài xế có "hơi men" bị xử lý.

Gần đây nhất, trong 15 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết 2024, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử lý 40.806 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trung bình mỗi ngày xử lý hơn 2.700 trường hợp vi phạm.

Thông tin với báo chí, đại diện Cục Cảnh sát giao thông nhấn mạnh: "Những con số về tai nạn giao thông nguyên nhân do sử dụng rượu bia, vi phạm nồng độ cồn đã chứng minh cho hiệu quả của các tổ công tác Bộ Công an trong việc quyết liệt xử lý vi phạm.

Về phía lực lượng Cảnh sát giao thông, theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, việc xử lý chuyên đề về nồng độ cồn là liên tục, không có ngày nghỉ và không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

20231216191614-1702729164539732676898-0-0-368-589-crop-17027291700222024551635.gifVideo: Thót tim, xe đạp điện va chạm với ô tô con khi quay đầu, tài xế có nồng độ cồn

GĐXH - Tài xế điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn sang đường va chạm với xe đạp điện khiến nam sinh bay lên vướng gương sau đó lộn vài vòng khiến ai xem cũng rùng mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022