Điều kiện để làm thẻ ATM

Điều kiện cơ bản để được làm thẻ ATM hiện nay rất đơn giản:

Đối tượng: Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nơi có sự hỗ trợ của ngân hàng.

Độ tuổi: từ 15 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Không vi phạm pháp luật.

Có CMND/CCCD/Hộ chiếu.

Đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do pháp luật quy định.

Chủ thẻ phải có tài khoản mở tại ngân hàng. Nếu bạn chưa có khi làm thẻ ATM sẽ đồng thời mở cả tài khoản tại ngân hàng đó.

Lưu ý: Tùy ngân hàng sẽ có các yêu cầu và điều kiện khác nhau. Trên đây là điều kiện chung nhất cho tất cả các ngân hàng.

Chức năng của thẻ ATM

Theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN, thẻ ATM là tên gọi thông dụng của thẻ ghi nợ nội địa. Đây là loại thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ.

Thẻ ATM có chức năng tương tự thẻ ghi nợ, sử dụng để rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân thông qua cây ATM trong phạm vi số tiền có trong tài khoản. Có thể sử dụng thẻ ATM để chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản, mua thẻ từ cây ATM.

Thẻ ATM dùng để chi tiêu trong nước thông qua tổ chức chuyển mạch thẻ nội địa.

the-atm1-1691462910954120099769-0-26-384-640-crop-1691463222645686742953.pngThẻ ATM là gì? Vì sao loại thẻ này được hàng chục triệu người dùng

GĐXH - Thẻ ATM ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, mỗi loại thẻ ngân hàng sẽ có những tính năng khác nhau. Vậy thẻ ATM là gì? Chuyên trang Gia đình & Xã hội sẽ cung cấp các thông tin liên quan để bạn đọc hiểu rõ công năng của thẻ ATM.

the-atm-16922506118777085251.jpg

Theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN, thẻ ATM là tên gọi thông dụng của thẻ ghi nợ nội địa.

Thẻ ATM phải chịu bao nhiêu loại phí?

Theo ghi nhận mới đây nhiều ngân hàng tăng mạnh phí SMS Banking. Cụ thể: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thu thêm 55.000 đồng/tháng phí vượt số lượng tin đối với dịch vụ SMS Banking biến động số dư.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tăng dịch vụ SMS Banking từ 11.000 đồng lên 16.500 đồng/tháng/thuê bao với khách hàng ưu tiên. Với khách hàng thường, ngân hàng áp dụng mức phí mới là 33.000 đồng/tháng/thuê bao, tức tăng 11.000 đồng so với trước.

Hiện Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Tecombank) là nhà băng có phí thu SMS Banking cao nhất. Dịch vụ SMS Banking của khách hàng thường, phí Techcombank thu hiện nay dao động từ 13.200 đồng đến 82.500 đồng/tháng/thuê bao. Trong đó, mức phí cao nhất 82.500 đồng/tháng áp dụng cho khách hàng nhận từ 61 tin nhắn/tháng trở lên.

Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước năm 2012 đã quy định thẻ ATM có 4 loại phí cơ bản. Các loại này gồm có: Phí phát hành thẻ, Phí thường niên, Phí giao dịch ATM và Phí dịch vụ thẻ khác.

Theo cơ quan quản lý, thực tế, các chủ thẻ chỉ phải chịu 2 loại phí cố định là phí thường niên, phí phát hành. Phí phát hành sẽ được ngân hàng thu một lần khi phát hành thẻ, còn phí thường niên thường được thu hàng năm.

Khảo sát cho thấy, những ngân hàng đang thu tới hơn 20 loại phí trên một thẻ ATM, phần lớn số phí này thu theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Trong đó, biểu phí phát hành mới của thẻ ATM của các ngân hàng đang dao động từ 0 đồng đến 300.000đ/thẻ. Các thẻ ATM nội địa có phí phát hành từ 0 đồng -100.000 đồng/thẻ.

Phí phát hành lại thẻ ATM dao động từ 15.000 - 150.000 đồng/thẻ. Trong đó, với các thẻ nội địa, phí phát hành lại từ 15.000-50.000 đồng/thẻ.

Phí thường niên để duy trì thẻ đang dao động từ 12.000 đồng đến gần 600.000 đồng. Với các thẻ ATM quốc tế (thẻ Visa các loại), phí thường niên dao động từ 75.000 đồng đến 590.000 đồng/thẻ.

Với khách hàng sử dụng thẻ ATM để giao dịch tại cây ATM có phí giao dịch từ 0 đồng đến tối đa 15.000 đồng/giao dịch.

Phí giao dịch tại POS dao động từ 0 đồng đến tối đa 3 triệu đồng/giao dịch.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đang miễn phí giao dịch tại Emobile banking.

Ngoài các khoản phí trên, các ngân hàng hiện đang thu một loạt loại phí khác có thể kể đến như phí xác nhận theo đề nghị của chủ thẻ với mức phí từ 10.000 - 80.000 đồng/lần. Phí tra soát, khiếu nại (trường hợp chủ thẻ khiếu nại sai) với mức phí từ 20.000 - 50.000 đồng/lần; Phí yêu cầu cấp lại mã PIN (Trường hợp do lỗi của chủ thẻ) với mức phí 10.000 - 20.000 đồng/lần.

Phí chuyển đổi ngoại tệ được tính là 2% số tiền giao dịch. Phí trả thẻ do ATM thu giữ từ 10.000 -100.000 đồng/lần.

Trong khi đó, các loại phí như phí khác như phí thay đổi hạn mức tín dụng thẻ/hạn mức thấu chi (Trường hợp không thay đổi hạng thẻ); Phí tạm ngừng sử dụng thẻ tại quầy; Phí mở khóa thẻ; Phí thay đổi hạn mức giao dịch ngày tại quầy; Phí chậm trả; Phí đăng ký/hủy đăng ký giao dịch Internet tại quầy; Phí cấp lại bản sao hóa đơn giao dịch; Phí dịch vụ phát hành nhanh (chưa bao gồm phí phát hành/phí phát hành lại)... cũng có số phí thu dao động từ 0 đồng - 100.000 đồng/lần.

atm-16921580360272060985622-0-25-450-745-crop-16921585644471728896469.jpgMất thẻ ATM cần làm gì? Cách xử lý khi mất thẻ ngân hàng nhanh chóng và kịp thời

GĐXH - Mất thẻ ATM là một trong nhiều sự cố người dùng hay gặp phải. Khi bị mất thẻ ngân hàng cần làm gì? Bài viết dưới đây chia sẻ các trình tự xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Để làm thẻ ATM cần chuẩn bị gì?

Xác định loại thẻ ngân hàng cần làm

Cách làm thẻ ATM cũng phụ thuộc vào loại thẻ mà bạn chọn để phát hành. Vì mỗi loại thẻ sẽ có những cách sử dụng và lợi ích khác nhau. Cần xác định mục đích sử dụng của mình để lựa chọn đúng loại thẻ. Sau khi chọn được loại thẻ muốn phát hành, hãy liên hệ ngân hàng để được bổ sung thêm những thủ tục quy định của chính ngân hàng đó.

Xác định ngân hàng để làm thẻ ATM

Đầu tiên cần xác định được ngân hàng muốn sử dụng. Bởi mỗi ngân hàng sẽ có một chính sách khác nhau về chi phí, thời gian hay cách sử dụng.

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết làm thẻ ngân hàng

Thông thường, điều kiện chung để phát hành thẻ là phải có giấy tờ cá nhân. Sau đó sẽ là những thủ tục riêng của từng loại thẻ. Như thẻ tín dụng thì cần cung cấp thêm sao kê bảng lương, chứng minh thu nhập…

the-atm1-1692250704156363373342.jpg

Khảo sát cho thấy, có rất nhiều loại phí trên một thẻ ATM, phần lớn số phí này thu theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ảnh minh họa: TL

Một số lưu ý khi đi làm thẻ và giao dịch an toàn với thẻ ngân hàng

Các nguyên tắc chung khi sử dụng thẻ ngân hàng

Cần kiểm tra các thông tin trên thẻ khi nhận thẻ.

Đối với thẻ ghi nợ, cần đổi mã PIN ngay sau khi nhận được thẻ.

Không đặt mật khẩu có liên quan đến ngày tháng năm sinh, số điện thoại…

Không ghi mật khẩu lên thẻ hoặc bất kỳ đâu nhằm tránh lộ thông tin và bị lợi dụng.

Luôn bảo mật mã PIN, tuyệt đối không đưa thẻ cho bất kỳ ai trừ nhân viên ngân hàng, nhân viên thu ngân được chỉ định để làm việc.

Không tiết lộ các thông tin ghi ở mặt trước và mặt sau của thẻ.

Theo dõi và kiểm tra thường xuyên các biến động liên quan đến tài khoản cá nhân, hạn mức thẻ.

Cách bảo quản thẻ ngân hàng

Không bẻ cong, gấp thẻ.

Không làm xước dải băng từ màu đen ở mặt sau của thẻ.

Không để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng vì có thể làm hỏng dữ liệu trên thẻ.

Giao dịch tại ATM cần lưu ý gì?

Khi giao dịch tại cây ATM, cần dùng tay che chắn cẩn thận khi nhập mã PIN và quan sát xung quanh để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Nên đổi số PIN thường xuyên để đảm bảo an toàn.

Nếu thấy khe đọc thẻ, bàn phím có các dấu hiệu bất thường thì không nên thực hiện giao dịch.

Các cây ATM tại ngân hàng sẽ có tính bảo mật cao hơn và ít bị người khác gắn các chip, camera trộm thông tin.

Cẩn thận khi thực hiện giao dịch tại các nơi có nhiều khách du lịch.

Thanh toán bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

Khi giao dịch thanh toán, cần quan sát quá trình thanh toán thẻ của nhân viên thu ngân và các bất thường xung quanh.

Kiểm tra thông tin giao dịch, hóa đơn mua hàng.

Thanh toán qua Internet

Chọn những website thanh toán uy tín, hợp pháp, tránh bị đánh cắp dữ liệu.

Chỉ mở chức năng thanh toán trực tuyến khi có nhu cầu và đăng xuất ngay sau khi hoàn tất giao dịch.

Khi làm thủ tục mở thẻ ngân hàng

Để đăng ký mở thẻ ngân hàng nhanh chóng nên chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết tại nhà. Bên cạnh mở thẻ trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng cũng có thể lựa chọn hình thức mở thẻ online do các ngân hàng cung cấp.

Thẻ ATM ngân hàng nào thông dụng nhất hiện nay?

Theo ghi nhận trên thị trường hiện nay thì việc sử dụng thẻ ATM ở mỗi vùng miền là tương đối khác nhau. Cụ thể:

Miền Bắc: Sử dụng thẻ ATM Vietcombank nhiều hơn vì rất nhiều doanh nghiệp trả lương qua ngân hàng Vietcombank. Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có lượng khách mở thẻ nhiều như: ATM BIDV, ATM Agribank, ATM Techcombank, ATM VPBank.

Miền Nam: Xu hướng khách hàng sử dụng các loại ATM ACB, ATM Vietcombank nhiều.

Miền núi, vùng quê: Sử dụng thẻ ATM Agribank nhiều nhất.

Tóm lại, thẻ ATM của các ngân hàng Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank… có tần suất sử dụng khá phổ biến trên thị trường.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022