Ngày 21/10, thông tin từ UBND huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại nhiều xã trên địa bàn. Các đơn vị chức năng đã đến tận nơi kiểm tra, xử lý các điểm có dịch.
Đoàn xã Long Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã tổ chức tuyên truyền lưu động tại tất cả các thôn trên địa bàn về tình hình dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, từ ngày 15/9 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Long Sơn, Phúc Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Vĩnh Sơn, Cao Sơn, Thạch Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn (Anh Sơn) với 51 thôn, 207 hộ. Tổng số lợn chết, tiêu hủy 835 con, tổng trọng lượng tiêu hủy trên 46 tấn. Đặc biệt, hiện nay dịch diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát ra diện rộng, nhất là sau đợt mưa lũ vừa qua.
Ông Cao Thanh Lương, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn thông tin, dịch bùng phát mạnh tại địa phương sau đợt mưa lũ. Nước dâng lên khiến chuồng trại chăn nuôi bị ngập, ẩm thấp, dịch bệnh theo dòng nước lây lan từ các hộ xuất hiện dịch sang các xóm, rất khó kiểm soát. Địa phương đang tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp để khống chế dịch tả lợn châu Phi. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh để tránh thiệt hại…
Đối với xã Khai Sơn, từ ngày công bố dịch 30/9 đến nay toàn xã đã có tổng số 198 con lợn bị chết do dịch tả lợn châu Phi. Qua kiểm tra, xã đã lập các điểm chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán lợn, hỗ trợ người dân tiêu hủy động vật bị bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Hiện nay thời tiết diễn biến thất thường, mưa ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh, phát triển mạnh.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, dịch tả lợn châu Phi hiện là dịch bệnh nguy hiểm và khó chữa trị nhất trên đàn gia súc hiện nay. Bên cạnh đó, dịch phát tán ra nhiều điểm trong thời gian ngắn và diễn biến khó lường, không theo quy luật nhất định.
Đặc biệt, hiện nay thời tiết diễn biến thất thường, mưa ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Ngoài ra, giá lợn hơi tăng cao nên người chăn nuôi có xu hướng tái đàn, tăng đàn, công tác quản lý đàn vật nuôi tại một số địa phương còn buông lỏng... Vì vậy, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, xảy ra diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Bởi vậy, để công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đạt hiệu quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An nhấn mạnh chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch cho đàn vật nuôi mùa mưa lũ...
Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm nếu lơ là phòng, chống dịch tả lợn ĐỌC NGAY
Đối với những xã có dịch phải lập chốt, cắm biển báo vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp; thành lập tổ tuần tra lưu động để kiểm tra công tác vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Tiến hành tiêu hủy lợn ốm chết theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn huyện. Tuyệt đối không để người dân tự tiêu hủy, việc tiêu hủy lợn chết phải tuân thủ theo hướng dẫn chuyên môn...
Đối với các xã chưa có dịch thực hiện tốt 6 không: "Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt xác lợn ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn thừa khi chưa qua xử lý nhiệt; không sử dụng nước ao hồ, kênh mương chưa qua xử lý dùng để tắm và cho lợn uống. Tiến hành phun khử trùng, rải vôi bột phòng ngừa.
Đặt biển báo cấm vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp vào địa bàn tiêu thụ. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm bệnh khi có trường hợp phát hiện, nghi ngờ lợn bệnh tại các hộ gia đình, gia trại và trang trại để ngăn chặn từ sớm...
Không chỉ trên địa bàn huyện Anh Sơn mà hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát tại 14/21 huyện, thành, thị. Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Nghệ An, hiện toàn tỉnh có trên 40 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã xảy ra 206 ổ dịch. Tổng số lợn tiêu hủy hơn 6.700 con, với tổng trọng lượng trên 340 tấn. Các địa phương có số lượng ổ dịch tả lợn châu Phi nhiều nhất bao gồm: Anh Sơn, Yên Thành, Đô Lương, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tương Dương…
GĐXH - Theo cơ quan chức năng Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra tuy nhiên hiện dịch tả lợn Châu nguy cơ lây lan vào địa bàn tỉnh.
Nhiều chung cư không sổ đỏ tại Hà Nội đang được rao bán với giá gần 3 tỉ đồng.