thu-phi-xe-o-to-vao-noi-do-1-1662724319840698367292-0-0-1250-2000-crop-1662724327291841575973.jpegThu phí ô tô vào nội đô sẽ tác động sâu rộng đến người dân Hà Nội và các tỉnh

GiadinhNet - Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đề án thu phí xe ô tô vào nội đô sẽ tác động sâu rộng đến người dân. Do đó, khi hoàn thiện đề án sẽ lấy ý kiến của người dân.

Theo đó, Đề án đã đề xuất chia làm 3 giai đoạn triển khai. 

Giai đoạn thí điểm, sẽ thu phí trên 9 trục đường nội đô lưu lượng giao thông lớn, có nguy cơ ùn tắc cao. Đến 30/11/2025 báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm giai đoạn thí điểm để làm cơ sở triển khai giai đoạn 2 và 3.

Giai đoạn 2 (từ năm 2026 - 2030): Mở rộng vùng thu phí bờ Nam sông Hồng.

Cụ thể: Khu vực thu phí mở rộng có ranh giới giới hạn bởi các đường Vành đai 3 - Cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Vành đai 3.

Giai đoạn 3 (sau năm 2031): Mở rộng vùng thu phí phía bờ Bắc sông Hồng.

thu-phi-xe-o-to-vao-noi-do-1-1662724319840698367292.jpeg

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thí điểm thu phí vào nội đô, mức phí 50.000 - 100.000 đồng/lượt. Ảnh: Bảo Loan

Cụ thể, khu vực thu phí mở rộng có ranh giới giới hạn bởi các đường Nguyễn Văn Linh - Trường Sa - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Vành đai 3.

Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, từ nay đến năm 2023, Sở và các đơn vị có liên quan sẽ khảo sát, xây dựng lắp đặt các trạm thu phí, thời gian dự kiến bắt đầu thu phí xe vào nội đô là trong năm 2024.

Đến năm 2025, sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô (phương án trước đây là 87 trạm). Mức thu phí được xác định tối thiểu 50.000 đồng và tối đa 100.000 đồng/lượt xe ô tô.

Thời gian áp dụng thu phí xe vào nội đô là 5h - 21h. Tổng mức đầu tư cho việc lập hệ thống trạm thu phí vào nội đô dự tính khoảng 2.600 tỷ đồng.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho biết, số tiền thu được từ phí dùng để bù đắp chi phí vận hành và bảo trì (O&M) hàng năm. Sau khi bù hết chi phí O&M và chi phí đầu tư hệ thống thu phí, số tiền thu được còn lại sẽ nộp vào ngân sách thành phố và được sử dụng cho các mục đích nâng cao năng lực hệ thống giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông của thành phố.

Theo Tramoc, nếu đề án được HĐND Thành phố thông qua, UBND Thành phố sẽ trình báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022.

Đến năm 2024 tiến hành thí điểm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2025 và chính thức triển khai áp dụng từ năm 2025.

phan-lan-duong-nguyen-trai-1-copy-16635752999671428235888-35-0-1285-2000-crop-16635753293161790425457.jpgHà Nội: Sau một tháng thí điểm phân làn, đường Nguyễn Trãi giảm ùn tắc không?

GiadinhNet - Theo Sở GTVT, tình trạng ùn tắc trên đường Nguyễn Trãi giảm rõ rệt nhưng để đánh giá chính xác hơn nữa trong thời gian học sinh, sinh viên đi học trở lại, Sở đề xuất tiếp tục triển khai thí điểm phương án phân làn đường Nguyễn Trãi từ nay đết hết 2022.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022