Theo truyền thuyết lưu truyền tại địa phương thì, năm Nhâm Dần niên hiệu Cảnh Hưng (1782), trấn Nghệ An bị dịch tả hoành hành, nặng nhất là vùng Vạn Lộc, Cửa Hội. Đây là vùng có mật độ dân số cao, dịch bệnh phát triển mạnh. Khắp làng xóm đâu đâu cũng có người chết vì bệnh dịch tả.

img1967-1641376092144268207034-16990064255071575237727.jpg

Đền làng Hiếu được xây dựng vào cuối thời Lê Trung Hưng. Do biến thiên của lịch sử, đặc biệt là sự tàn phá của chiến tranh thời chống Mỹ di tích đã bị phá hủy rất nhiều.

Khi đó, một vị thần y đi qua và đã ra tay cứu chữa cho nhân dân trong vùng và các vùng xung quanh. Dịch bệnh được đẩy lùi, sự sống lại được hồi sinh. Để tri ân tưởng nhớ vị thần y đã có công cứu giúp dân làng nên nhân dân nơi đây đã lập đền, tôn vị thần y là thần bản cảnh thành hoàng của làng mình. Bởi vậy, trong làng có ai đau ốm, bệnh tật đến đền cầu đều được linh ứng.

Sự linh thiêng và công lao bảo hộ của thần đã được triều đình phong kiến nhiều lần ban cấp sắc phong. Hiện nay, tại di tích còn lưu giữ được hai đạo sắc phong thời Nguyễn "Sắc tặng Bản cảnh Thành hoàng Linh phù chi thần".

Đặc biệt, nơi đây có một nghĩa trang chôn cất gần 100 bộ xương cốt cá Ông (cá voi). Mỗi ngôi mộ đều gắn với một câu chuyện linh thiêng mà ngư dân gặp trên biển. Trong quan niệm của ngư dân vùng biển nơi đây, mỗi lần có ông cá voi chết cũng có nghĩa là "ngài" đã hy sinh thân mình để cứu 1 tàu thuyền nào đó.

img1884-164137615073260581655-16990064742761404615779.jpg

Đền còn giữ lại được đạo sắc phong thời Nguyễn.

Tục lệ của ngư dân đi biển, người nào phát hiện thấy "ngài" đầu tiên thì người đó có bổn phận chôn cất và để tang cho "ngài" như để tang chính cha mẹ mình. Còn đối với những "ông" cá lớn thì chủ vạn, chủ phường phải có trách nhiệm đứng ra lo mai táng cho.

Cuối cùng, sau khi làm lễ chôn cất, ngư dân sẽ phải để tang cá ông 3 năm. Sau thời gian trên, mọi người sẽ làm lễ cát táng, mang hài cốt ông về đền làng Hiếu thờ phụng.

Hàng năm, những gia đình thờ cá ông phải tổ chức làm giỗ, trước ngày giỗ phải đến đền thắp hương, khấn mời như người trong gia đình. Ngư dân ở đây quan niệm, tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá voi. Mỗi lần gặp cá voi mắc cạn đều ra sức cứu giúp và đưa cá ra biển. Khi cá đã ra biển, ngư dân còn tung gạo, muối xuống để cá voi có lương thực trở về biển khơi an toàn. Dù vậy với ngư dân, việc phát hiện ra xác cá Ông cũng là một điềm báo hiệu may mắn.

Về thần tích liên quan đến ngài cá Ông này được các cụ Cao niên trong làng kể lại rằng: Vùng Cửa Hội trước đây thường xuất hiện một "cá ông" to như chiếc tàu. Những lúc biển động ghe thuyền gặp nạn, ông thường đến cứu giúp. Cá Ông đã kê lưng đỡ thuyền lướt qua sóng gió hãi hùng và đã cứu vớt được nhiều ngư dân gặp nạn.

img2000-164137625611757237583-16990065373231209962688.jpg

Ông Võ Văn Hạ (74 tuổi) - người trông coi ngôi đền cho biết, trong tâm thức của các ngư dân, cá Ông là loài cá linh thiêng, là vị thần phù hộ cho họ được xuôi chèo mát mái.

Khi "ngài" mất, trôi vào bờ, phải dùng tới 30 đôi chiếu hoa mới phủ kín "thi hài". Lễ an táng Cá Ông được nhân dân tổ chức rất trang trọng. Sau 3 năm, ngư dân đã cát táng đưa vào lăng chính của khu nghĩa trang để thờ phụng. Xương cốt cá ông này được nhân dân kính trọng gọi là "ngọc cốt" và được tôn làm thần đức ngư ông của dân Làng Hiếu.

Lễ chính của Đền Làng Hiếu là Lễ Cầu Ngư được diễn ra vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Những nghi lễ long trọng và trang nghiêm và cả những trò chơi dân gian vui nhộn như chèo bơi, chèo cạn, đánh đu, đấu vật, hát hò khoan….

Đặc sắc nhất phải kể đến lễ phụng nghi và cầu ngư trên biển. Ngư dân trong vùng tổ chức rước kiệu của các vị thần trong đền ra bến, rước lên thuyền ngự. Thuyền ngự là những con thuyền dùng bài trí ban thờ và các kiệu và long ngai bài vị của các vị thần, thường nhân dân sẽ chọn những con thuyền may mắn có thu nhập cao nhất trong năm.

Trên thuyền được trang trí cờ, lọng, trống chiêng đầy đủ, tiếp theo là những chiếc thuyền rước của ngư dân trong vùng. Sau khi đoàn rước lên thuyền, đoàn thuyền xuất phát từ bến Phụng Nghinh chạy dọc cửa sông ra ngoài biển cách bờ khoảng 2km thì neo lại làm lễ phụng nghinh và cầu ngư trên biển. Lễ hội Cầu ngư nhằm cầu cho sông yên bể lặng, ngư dân ra khơi vào lộng thuyền đầy cá tôm.

nha-san-nguoi-malieng-1667950061853988539160-35-0-1285-2000-crop-1667951222266814010037.jpgNhững điều kỳ bí dưới mái nhà sàn của đồng bào trên dãy Trường Sơn

GiadinhNet - Dù cuộc sống đã nhiều đổi thay, dần bắt nhịp với xã hội hiện đại. Nhưng dưới mỗi mái nhà sàn của đồng bào Mã Liềng vẫn còn những điều kỳ bí được các thế hệ gìn giữ.

Loại củ được coi là ‘nhân sâm mùa đông’, giá rẻ như cho, bán đầy chợ Việt

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022