Sông Gianh bắt nguồn trên đỉnh Trường Sơn, từ phía Tây Quảng Bình chảy vắt ngang địa phận tỉnh này rồi đổ ra Biển Đông. Dòng sông này được biết đến với một cái tên khác là Linh Giang và ranh giới Đàng trong – Đàng ngoài trong thời kỳ trung đại.

ban-lom-1-17247478393012139672449-17294799733931837144659.png

Sông Gianh bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Quảng Bình.

Chạy dọc theo hơn 150km chiều dài của sông là những dãy núi hùng vĩ. Càng về xuôi là hình bóng những xóm làng trù phú, đôi bờ những bãi lúa, nương ngô được nhận nguồn phù sa đỏ nặng. Sông Gianh trong xanh, hiền hòa và tĩnh lặng. Nhưng đến mùa mưa lũ, dòng sông này lại rất khác khi dâng nước gây ngập lụt bao làng mạc.

Những người uống sữa mẹ và nước sông Gianh mà lớn lên kể cho tôi rằng, tuổi thơ của họ là những buổi sáng mờ sương men theo bờ sông đến trường. Chiều đến cùng lũ bạn ra sông đằm mình cùng đàn trâu bên những rặng tre. Họ còn khoe rằng chắt chắt sông Gianh vẫn ngọt lành, sá sùng sông Gianh là món quà đặc biệt của thiên nhiên...

46140352083318169969009048773838501975778950n-1729480021106413242898.jpg

Dòng Linh Giang nuôi dưỡng biết bao thế hệ cư dân đôi bờ.

Nằm phía hữu ngạn dòng Gianh, bao đời người làng Thanh Châu, xã Châu Hóa theo từng con nước để mưu sinh. Làng hiện có hơn 150 hộ dân, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông, cả làng chỉ có khoảng 2,4 héc ta đất canh tác nhờ vào các bãi bồi ven sông trồng ngô đậu.

Điều đặc biệt ở đoạn sông này chính là khu "rừng" đặc biệt nằm tận sâu dưới đáy. Khoảng 25km lòng sông từ địa phận xã Đồng Hóa đến Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, các loại rong lá, rong mây, rong nhún... đua nhau mọc như rừng. Khu rừng này người dân địa phương gọi là rừng tông. Trước đây, người làng Thanh Châu chủ yếu sống trên các thuyền, dựa vào rừng tông để kiếm sống nên có tên gọi khác là "xóm Tông".

Không chỉ Thanh Châu, người dân ven sông Gianh ở huyện Tuyên Hóa, từ bao đời cũng gắn bó mật thiết với khu rừng này. Khu rừng cho họ sinh kế nuôi sống bao lớp người, cư dân cũng chú tâm bảo vệ rừng rong.

a2-17294801038271906280077.jpg

Dưới lòng một đoạn sông có cả một khu rừng rong.

Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng thôn Thanh Châu cho biết, thời điểm từ sau Tết Nguyên đán đến trước mùa mưa lũ hằng năm là thời điểm rừng rong xuất hiện. Điều lạ là rong ở đây mọc rất nhanh nhưng khi lũ về thì biến mất.

Nguồn nước dồi dào và rừng rong tạo nên một địa điểm lý tưởng để các loại thủy sản cư ngụ và phát triển. Trong những đám rong là bạt ngàn tôm cá đủ loại. Mỗi mùa rừng rong sẽ mang cho dân vạn chài những loài cá, thủy sản riêng.

Bậc cao niên địa phương kể, cá dưới sông nay vẫn nhiều nhưng không thể so với hàng chục năm về trước. Ngoài những loài định cư ở đây, cứ đến mùa lũ lượt cá nước lợ ngược dòng về sinh sản. Có những buổi đánh lưới thu cả tạ đủ các loại.

"Ngày xưa cá nhiều, cứ xuống sông là chắc chắn bắt được nhiều cá. Chỉ sống dựa vào sông nên phải lấy cá đổi gạo, sắn, khoai. Những năm đói kém, gánh cá được lưng rổ khoai, còn gạo thì có khi chỉ được mấy lon", ông Thông hồi tưởng.

Bao lớp người sinh ra rồi mất đi bên dòng Gianh, cuộc sống cũng nhiều đổi thay. Người làng Thanh Châu phần lớn chuyển lên bờ định cư chứ không lênh đênh theo con nước. Dân cư đông, nguồn lợi thủy sản giảm dần nên dân làng chuyển qua làm đủ ngành nghề, dần thoát ly với rừng tông.

a7-1729480150848806023560.jpeg

Nhiều hộ dân vẫn gắn bó với rừng tông, với nghề nuôi cá.

Giờ đây vẫn còn một số hộ bám rừng tông nuôi cá lồng. Mỗi cái lồng được làm dân bằng tre hoặc ống nhựa, chi phí cũng xấp xỉ 10 triệu đồng. Thức ăn chủ yếu cho cá là rong được vớt từ rừng tông dưới đáy sông Gianh.

Có lẽ nhờ được nuôi bằng rong nên cá lồng sông Gianh nổi tiếng là ngon, thịt cá săn chắc, thơm ngon và nổi tiếng khắp nơi. Bà Nguyễn Thị Huề, trú xã Châu Hóa ngày ngày cùng chồng đi thuyền ra sông để vớt rong làm thức ăn cho 4 lồng cá trắm cỏ, rô phi, cá lăng chấm...

"Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng cũng lắm gian nan, vất vả, bấp bênh do phụ thuộc vào con nước. Mỗi mùa mưa lũ, hạn hán, chúng tôi phải kéo lồng cá đến vị trí an toàn, mất rất nhiều thời gian, công sức", bà Huề chia sẻ.

a3-17294802623351206529461.jpg

Cá lồng của bà con được nuôi bằng rong sông được khách hàng đánh giá cao về độ ngon nhưng giá cả còn bấp bênh.

Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Châu Hóa cho biết, khu rừng tông dưới lòng sống Gianh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề đánh bắt thủy sản truyền thống của người dân địa phương. Khoảng 10 năm trở lại đây, tận dụng thức ăn từ rong rêu nên nghề nuôi cá lồng của người dân địa phương phát triển, chủ yếu ở 2 làng Thanh Châu và Kinh Châu.

"Cá lồng của bà con được khách hàng đánh giá cao về độ ngon nhưng giá cả còn bấp bênh. Việc đầu tư nuôi trồng khá tốn kém, việc phòng ngừa và điều trị một số bệnh ở cá cũng khó khăn nên số hộ dân tham gia nuôi còn ít, thậm chí giảm so với nhiều năm trước", Chủ tịch UBND xã Châu Hóa cho biết.

xom-van-chai-tren-song-lam-bap-benh-mua-lu-17270580912502051066923-160-0-960-1280-crop-17270581006102087698999.jpgXóm vạn chài trên sông Lam: Bấp bênh mùa lũ

GĐXH - Vào mùa mưa lũ, các hộ dân vạn chài ở xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) luôn canh cánh nỗi lo trước nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi. Việc mưu sinh trở nên khó khăn, cuộc sống càng trở nên bấp bênh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022