ab65e42261fbbca5e5ea-1246-1679184838167-1679184838285594871423.jpg

Chợ Hôm - Đức Viên nằm ở ngã tư giao cắt Phố Huế - Trần Xuân Soạn - Trần Nhân Tông, vị trí được coi là đẹp nhất Hà Nội trong số các chợ truyền thống lâu đời của thủ đô

0b9bafdb2a02f75cae13-1247-1679184841137-1679184841241826548163.jpg

Chợ Hôm từng là điểm buôn bán rất tấp nập nhưng hiện nay luôn trong cảnh vắng vẻ, khách ra vào thưa thớt. Xung quanh chỉ thấy các tiểu thương ngồi buôn chuyện ngóng khách.

7b4ff46971b0aceef5a1-1248-1679184843844-16791848440501429230415.jpg
caf992e33c3ae164b82b-1249-1679184846200-16791848463381807637720.jpg
4a4c306ab5b368ed31a2-1250-1679184848526-1679184848649924829760.jpg

10h, vẫn còn nhiều ki-ốt vẫn chưa mở hàng. Một tiểu thương cho biết, do lượng khách ít đến đây vào ngày thường, có gian hàng chỉ mở cửa vào khung giờ buổi chiều hoặc ngày cuối tuần.

40dbab51d3890ed75798-1251-1679184851202-1679184851327393881749.jpg
8b9e1b7f9ea643f81ab7-1252-1679184852928-16791848530281282780188.jpg
2dac4a07c4d5198b40c4-1253-1679184855141-16791848552941206473424.jpg
8f8a5590d0490d175458-1254-1679184857358-16791848574601468876601.jpg
a572088a8d53500d0942-1255-1679184859690-16791848598101909919611.jpg

Tình trạng ế ẩm khiến dân buôn bán chán nản. Họ ngồi lướt điện thoại, chơi game và tán gẫu với nhau để giết thời gian.

2003fecb2b12f64caf03-1256-1679184861681-1679184861799649835513.jpg
71c24e328feb52b50bfa-1257-1679184864772-1679184864913112848907.jpg

Chị Hồng cho biết, khách đến chợ Hôm chưa bao giờ vắng như hiện tại. "Trước và trong thời điểm dịch chúng tôi còn bán được. Còn bây giờ tình trạng ế ẩm kéo dài ngày này sang ngày khác, thu nhập giảm tới 70%", nữ tiểu thương nói.

ec1f851500ccdd9284dd-1258-1679184867370-1679184867508857624820.jpg

Gian hàng giày dép của người đàn ông này, doanh thu chủ yếu từ kinh doanh online và khách mua sỉ.

61f43ef5bb2c66723f3d-1259-1679184870298-1679184870426314979458.jpg

Cũng là dân kinh doanh, anh Hiếu (trái) thường xuyên đến chợ Hôm giao dịch. "Chúng tôi nhờ các tiểu thương ở đây nhập hàng, mỗi lần lấy chỉ mang về số lượng ít, không dám ôm hàng nhiều vì e ngại không bán được", Hiếu than thở.

e79ee2449d9c40c2198d-1260-1679184872809-16791848729111878386415.jpg

Trung tâm thương mại Hàng Da được cải tạo từ chợ Hàng Da cũ, kết hợp giữa cách kinh doanh hiện đại và buôn bán kiểu truyền thống. Nơi đây vốn đã vắng vẻ từ chục năm trước, hiện giờ còn thê thảm hơn.

f479938a9852450c1c43-1261-1679184874994-16791848751631015590106.jpg
fa925935dcec01b258fd-1262-1679184878183-16791848783561925406165.jpg
8514c55a40839dddc492-1263-1679184881750-167918488186055129023.jpg

Khu vực tầng 1 ngay sảnh vào chợ từng là một dãy ki-ốt bán rượu, bia, bánh kẹo, nhưng nay chỉ còn vài gian hàng còn hoạt động. Vài ki-ốt bị BQL chợ dán niêm phong do quá thời hạn thanh toán mặt bằng.

84f0943311eaccb495fb-1264-1679184884029-16791848841501021704332.jpg
0fa5a17d24a4f9faa0b5-1265-1679184886650-16791848867851454886048.jpg

16h, phía trong chợ, các tiểu thương nằm ngủ, nói chuyện. Họ cho biết, vẫn cố gắng duy trì buôn bán dù ế ẩm.

f49abb243efde3a3baec-1266-1679184889100-16791848892461219938404.jpg
875948b2cd6b1035497a-1267-1679184891827-16791848919371403745425.jpg

Các mặt hàng như quần áo, giày dép và đồ gốm trông khá bắt mắt nhưng rất vắng khách ngó nghiêng.

107b194e9c9741c91886-1-1268-1679184895459-16791848956171539042500.jpg

Bà Huệ (áo hồng) bám trụ tại chợ Hàng Da đến nay đã được hơn 30 năm và chưa bao giờ thấy ế khách như hiện nay. "Đây cũng là tình trạng chung của cả chợ kể từ khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chúng tôi chỉ buôn bán theo kiểu cầm chừng, hầu như cả ngày chỉ tiêu thụ được vài ba cái áo, kể cả cuối tuần", bà Huệ chia sẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022