Liên quan đến diễn biến thiên tai, mưa lũ năm 2024, thông tin với Gia đình và Xã hội, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, do tác động của biến đổi khí hậu, làm gia tăng tính cực đoan, thời tiết Việt Nam năm 2024 sẽ có diễn biến thiên tai, khí tượng thủy văn phức tạp, đây là kịch bản tác động khá giống với hình thái diễn biến thời tiết năm 2020.

"Dự báo những loại hình thiên tai gồm cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc mưa đá sẽ xuất hiện nhiều hơn mức bình thường vào nửa đầu năm và mưa, bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều, tập trung vào nửa cuối năm. Đây là kịch bản tác động khá giống với hình thái diễn biến ENSO năm 2020", ông Hưởng cho biết.

2-17176550979811355094930.jpg

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc Gia. Ảnh: Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Hiện tượng ENSO là sự biến đổi có tính chu kỳ không đều của gió và nhiệt độ bề mặt biển trên khu vực Đông Thái Bình Dương nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, thời tiết của các quốc gia khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. 

Giai đoạn nhiệt độ nước biển ấm hay pha nóng được gọi là El Nino, pha lạnh gọi là La Nina. Hiện tại nhiệt độ mực nước biển khu vực giữa Thái Bình Dương đang giảm dần và ở mức tương đương với trung bình nhiều năm (TBNN) (cao hơn TBNN 0,2 độ C).

Dự báo, hiện tượng El Nino đang suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính. Dự báo có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong các tháng cuối năm 2024 với xác suất khoảng từ 65-75% và có thể còn duy trì trạng thái này đến các tháng đầu năm 2025.

Việc chuyển đổi trạng thái từ El Nino sang La Nina sẽ khiến hạn hán, mưa lũ, giông lốc, mưa đá ở nước ta năm nay có thể tương tự năm 2020 với các đặc điểm như: mùa mưa bão đến muộn, bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập trong thời gian ngắn.

base64-1717654210854348758679-1717654354611671793108.jpg

Thời gian mưa lớn xuất hiện chính ở Bắc Bộ là tháng 7-9/2024.

Cụ thể, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Thủy Văn) dự báo, sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông và 5-7 cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Hoạt động của bão, ATNĐ có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9-11/2024).

Do ảnh hưởng từ các cơn bão và ATNĐ, lượng mưa 6 tháng cuối năm được dự báo xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Thời gian mưa lớn xuất hiện chính ở Bắc Bộ là tháng 7-9, ở Trung Bộ tháng 9-11. Mưa lớn cục bộ với cường suất lớn từ 50-100mm trong 3-6 giờ có khả năng xuất hiện nhiều trong thời gian tới, đề phòng gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi, ngập úng đô thị. Đặc biệt, cảnh báo kịch bản La Nina tác động vào nửa cuối năm 2024 có thể xuất hiện các đợt mưa tập trung nhiều trong các tháng cuối năm 2024 tại khu vực Trung Bộ.

Các lưu vực sông Trung Bộ, Tây Nguyên mùa lũ dự báo xuất hiện tương đương trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ năm 2024 ở hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An, Hà Tĩnh) ở báo động 1-2; hạ lưu các sông chính từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa ở báo động 2-3, các sông ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận ở trên báo động 2 (cao nhất là báo động 3).

Trước đó, năm 2020, chỉ hơn một tháng từ 11/10 đến 15/11, miền Trung hứng chịu 8 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn. Đặc biệt, bão Molave đổ bộ Quảng Nam - Quảng Ngãi với sức gió 11-12, kéo dài 6 tiếng, mạnh nhất trong 20 năm qua.

Cùng với đó, lũ lên nhanh trên 16 tuyến sông chính miền Trung. Sông Hiếu ở Đông Hà (Quảng Trị), sông Bồ tại Phú Ốc (Thừa Thiên Huế) đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999. Ngập lụt xảy ra tại 7 tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam, thời điểm cao nhất ngày 12/10 có trên 317.000 hộ với 1,2 triệu người và kéo dài nhất đến 15 ngày.

Thiên tai năm 2020 đã làm 291 người chết, 64 người mất tích, trong đó số người chết vì sạt lở đất nhiều nhất 132 người, lũ 108 người. Hơn 336.400 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 198.300 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 52.000 con gia súc và 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi.

Thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra hơn 35.180 tỷ đồng, gấp 7 lần năm 2021, gần 4 lần năm 2023.

base64-17175652874541613415278-17175653533592147435326-191-0-1441-2000-crop-17175653624651365157104.jpgHà Nội và các tỉnh lân cận mưa dông diện rộng, chịu hàng nghìn cú sét, nguyên nhân vì sao?

GĐXH - Sáng 5/6, Hà Nội xảy ra mưa dông diện rộng, khiến nhiều tuyến phố ngập úng, cùng với đó chỉ trong vòng 1 tiếng, từ 7 giờ đến 8 giờ sáng ngày 5/6, đã có 4.060 cú sét, trong đó có 2.855 cú sét đánh từ mây xuống mặt đất ở khu vực Thủ đô.

Xem thêm video được quan tâm:

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc Gia nói về mưa dông ở Bắc Bộ sáng 5/6.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022