z545581801069613f8306676e79cc4e1d46ae4db063dc0-1716114863361689704458.jpg

Chùa Phúc Chỉ (Nam Định) do Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật xây dựng sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược. Ban đầu chùa có tên là Thái Tử quán tự, sau đổi là Sùng Nghiêm tự. Đến thời Nguyễn, dưới triều Vua Minh Mạng, chùa được đổi tên thành Chùa Phúc Chỉ như hiện nay.

z54558179950999b1acade936535166b6f9a71db53a47a-17161148625441270154514.jpg

Chùa Phúc Chỉ ở trên một khu đất rộng 10 mẫu Bắc Bộ bằng phẳng, thoáng mát ở thôn Phúc Chỉ, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

z54558181123638ad3d949310e1c3af589ae708d425d3b-17161148640481575285715.jpg

Phía trước chùa là cánh đồng lúa rộng rãi, sau chùa là núi Gôi tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình của một vùng quê trù phú. Chùa có từ thời Trần, được đại trùng tu vào thế kỷ XIX.

z545581788249470d385b00d8cbf3a8e5b4cf5434b3425-17161148593761409158952.jpg

Công trình chùa xây dựng theo bình đồ hình chữ “Sơn”, kiểu trùng thềm điệp ốc bao gồm: tiền đường 7 gian và 3 tòa phía sau tiền đường.

z5455817940709f970cb8440adc0fa0a27ea4967731f37-1716114860232204394293.jpg

Trong đó tòa giữa có 3 gian, hai tòa hai bên mỗi tòa 2 gian thờ Mẫu và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.

z5455817847551987754f2b78fb6d0bded31fa95fbdae5-1716114859363753006737.jpg

Nổi bật ở di tích là tháp Cửu Phẩm cao hơn 10m có ghi sáu chữ “Trần triều Thái sư bảo tháp”.

z54558179438329cb120887b95c7ec0e011b38e1fc555f-17161148610181535539468.jpg

Phía trước chùa là ao Nhật, ao Nguyệt thả hoa sen trắng, gác chuông… hằng năm, cứ đến ngày 12 tháng Giêng, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật về quê hương lập nên làng Phúc Chỉ.

z5455817959584edb7838f2343b3267a49fac4c1ace50a-17161148610791790729853.jpg

Ngày 19/5, theo ghi nhận của phóng viên, 2 bên đường đi vào cổng chùa có các cột bằng đá nguyên chất. Phía trước có 2 cây cổ thụ. Bên trong chùa hiện đang được tu sửa lại các gian nhà vì chùa xây dựng từ lâu đã xuống cấp.

z5455817914984a39ad9f6488c069de08c4d82c03e28d8-1716114859829188044841.jpg

Theo người dân địa phương cho biết, việc tu sửa chùa diễn ra từ năm 2023.

z54558180853906ba3114d3e8f2805e73c195d9238c87c-17161148634582078178015.jpg

Theo văn bản 2994 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ chùa Phúc Chỉ sẽ tu sửa cấp thiết Tam bảo. Cụ thể như sau, hạ giải mái ngói (thay, đảo ngói), thay hoành, rui, gộp, máng Inox tại giao mái và bờ nóc.

z5455817914985a7616bf1e9c4bac85c59242c38d8356e-17161148598521920763443.jpg

Lát nền gạch bát phục chế, điều chỉnh lùi bậc cấp lên Thượng điện, lát hiên, bậc tam cấp, và trám vá, quét lại tường. Bên cạnh đó, thay mới hệ cửa đi bằng cửa bức bàn, hệ bạo ngang, bạo đứng, xà ngưỡng và hệ thống PCCC.

z54558179951006b4fd4f8e6e523e70af04adad4c23bea-17161148627981210026899.jpg

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các cơ quan liên quan lưu ý, bổ sung biện pháp bao bọc, bao che các cấu kiện, các mảng chạm, trang trí trên cấu kiện để không làm hư hại các thành phần cấu trúc bộ khung gỗ, đồ thờ, tượng... bao che, gông bó giữ nguyên các con giống, bờ chảy, bờ mái.

z5455817900999d322e6f688df43e07eff022b311e771d-1716114859811101858156.jpg

Lưu ý bảo tổn nguyên hiện trạng,... chỉ thay mới khi cấu kiện bị hư hỏng hoàn toàn và có sự đồng ý của Hội đồng đánh giá di tích....

z5455817963365f6aab29eeeabcd327179b6b17daf6f5f-17161148615741358053949.jpg

Theo ghi nhận hiện một số hạng mục chùa Phúc Chỉ đã hoàn thiện.

z5455817963364f7275db1fcf0d7abd5ca9a56ce735bed-17161148615442083570003.jpg

Còn lại vẫn đang được trùng tu từng ngày.

z5455817963366a69c3688897a63729f9ffbe66c6a107f-17161148618021415294182.jpg

Các hàng cột ở chùa được xây bằng gỗ lim có đường kính 0,35m đặt trên chân tảng bằng đá. Trên bộ vì chạm khắc hoa lá, vân ám, hoa sen cùng các họa tiết mang phong cách nhà Phật.

z5455817941459eb86517e89b1b4b7bdcaf25bbdbc0913-1716114860584802688337.jpgz5455817889441af44467b63bc7a33fd8e3beb708064c5-17161148595271616455738.jpgz5455817959582d0a52f33340d038d7286599f09f7ac23-17161148610301671532556.jpg

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa cũng có nhiều tấm bia đá được chạm khắc những dòng chữ Hán - Nôm có niên đại từ lâu.

z54558179855673204e8b2d8918caef278d91ceeb72231-17161148622041282027989.jpg

Phía trước chùa ngay giữa ao Nhật, ao Nguyệt Ban quản lý di tích ghép các hòn đá lại với nhau nhìn giống các ngọn núi và có hình tượng phật đang ngồi thiền nhìn uy nghiêm, tráng lệ.

z545581808164386137fab8e4a1beeb54a4edbcfd33ec9-17161148634381390944267.jpg

Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, di tích Chùa Phúc Chỉ còn được biết đến với các “nhân chứng” lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng.

z5455817940701f27f72f0208b7267a309e22b2b5a0067-17161148600491750944274.jpg

Trong thời kỳ kháng chiến, quân và dân Phúc Chỉ không những tham gia cùng các địa phương khác đấu tranh giành chính quyền mà còn nhiệt tình tham gia cất giấu, bảo vệ và nuôi dưỡng cán bộ, lãnh đạo Đảng được an toàn.

z54558179149867678e388506530fd20ffe769a61e063a-1716114860035395871490.jpg

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa và cách mạng, chùa Phúc Chỉ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia năm 1999.

z54558180968811c899a15a11ed0a8e9be20e02889b773-1716114863689664662511.jpg

Từ khi di tích được Nhà nước xếp hạng bảo vệ và tôn tạo, UBND xã Yên Thắng đã thành lập Ban quản lý di tích và quy định nội quy, quy chế hoạt động cụ thể của Ban. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức quy hoạch, thực hiện cắm mốc giới và khoanh vùng bảo vệ di tích.

Chùa Phúc Chỉ thờ Phật và thờ Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật – Hoàng Làng của người dân nơi đây. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật là con thứ 6 của vua Trần Thái Tông. Ông sinh năm 1254, mất năm 1330, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ 2 (1285).

Vào những năm cuối đời mình, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật thường hay đi du ngoạn khắp nơi để xem phong cảnh của quê hương đất nước. Đến miền quê Phúc Chỉ thấy địa thế đẹp, nhân dân thuần hậu, ông bèn sai gia nhân, đẵn gỗ dựng nhà ở, sau lại bỏ tiền chiêu tập những người ở nơi khác về dựng nhà cư trú.

Ban đầu chỉ hơn chục nhà ở, vài ba năm sau có tới hơn bốn mươi nhà, dân cư dần dần đông vui lên. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật còn mở chợ, bắc cầu, dạy dân đắp hồ chứa nước phòng khi hạn hán, khơi thông dòng chảy phòng khi úng lụt. Ông đặt nơi ở của mình là trang Lâm Trại. Khi cuộc sống ổn định, ông cho xây dựng ngôi chùa thờ Phật và tự mình làm sư trụ trì, đó là chùa Phúc Chỉ ngày nay.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Bí mật đằng sau chuyện viết sớ khấn ở đền Trần Nam Định

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022