ninh-binh-17310424125091521280475-0-0-500-800-crop-17310424554151815988158.jpegCần Thơ: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 3.200 thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

GĐXH - Thành phố Cần Thơ thành lập 599 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 3.274 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này là 0,8 lần mức lương cơ sở (ngoài ra hỗ trợ thêm theo trình độ đào tạo và trợ cấp thêm đối với chức danh Tổ trưởng, Tổ phó).

Tiêu chí thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Bình Phước

Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Phước, tại mỗi thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước thành lập 1 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mỗi Tổ gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên.

Mỗi thôn thuộc địa bàn các xã, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bố trí từ 3 đến 4 thành viên. Đối với thôn có trên 3.000 nhân khẩu, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bố trí 5 thành viên.

Mỗi tổ dân phố thuộc địa bàn các phường, thị trấn, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bố trí từ 5 đến 8 thành viên. Đối với tổ dân phố có dưới 3.000 nhân khẩu, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bố trí từ 5 đến 7 thành viên. Các tổ dân phố có trên 3.000 nhân khẩu, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bố trí đến 8 thành viên.

Bình Phước thành lập 843 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có hơn 3.800 thành viên

Thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Bình Phước đã ban hành các văn bản quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức hỗ trợ người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

co-so-1731220408700306140935.jpg

Bình Phước thành lập 843 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có hơn 3.800 thành viên. Ảnh minh hoạ

Qua đó, Bình Phước đã thành lập 843 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với hơn 3.800 thành viên, trong đó có 667 Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở các xã và 176 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở các phường, thị trấn.

Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng

Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng như sau:

Tổ trưởng hưởng bằng 1,0 mức lương tối thiểu vùng/người/tháng.

Tổ phó hưởng bằng 0,8 mức lương tối thiểu vùng/người/tháng.

Tổ viên hưởng bằng 0,6 mức lương tối thiểu vùng/người/tháng.

Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế

Mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước được quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 50% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 và điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm y tế: Được hỗ trợ 100% bảo hiểm y tế theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Mức bồi dưỡng làm đêm, ngày nghỉ lực lượng trật tự ở cơ sở tại Bình Phước được hưởng

Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Phước, bồi dưỡng 100.000 đồng/người/đêm khi có quyết định triệu tập của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và tuần tra ban đêm theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau (trừ các ngày lễ, tết).

Bồi dưỡng 150.000 đồng/người/đêm, làm nhiệm vụ từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật về lao động.

Mức hỗ trợ kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên hằng năm của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 1.000.000 đồng/tổ/năm.

Mức trợ cấp tiền tuất, mai táng phí

Mức hỗ trợ thanh toán 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế bị ốm đau, tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ.

Mức hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện được hưởng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.

Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị chết khi thực hiện nhiệm vụ được trợ cấp mai táng bằng 18.000.000 đồng.

Đối với thân nhân người quen tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị chết khi thực hiện nhiệm vụ được trợ cấp tiền tuất một lần được tính theo số năm tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 lần mức hỗ trợ hằng tháng được hưởng.

Mức hỗ trợ thôi việc

Đối với người (trước đây là Công an viên thường trực ở xã và Công an viên ở thôn, ấp; Bảo vệ dân phố; Đội trưởng và Đội phó Đội dân phòng) không có nguyện vọng tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi kiện toàn thống nhất thì thực hiện chế độ thôi việc theo quy định sau:

Người không tiếp tục tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thời gian công tác từ đủ 12 tháng đến dưới 5 năm không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thôi việc thì được hỗ trợ một lần. Mỗi năm công tác được hỗ trợ bằng 0,5 mức lương tối thiểu vùng.

Người không tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thời gian công tác từ 5 năm đến dưới 15 năm không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thôi việc thì được hỗ trợ một lần. Mỗi năm công tác được hỗ trợ bằng 1,0 mức lương tối thiểu vùng.

Người không tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thời gian công tác từ đủ 15 năm trở lên mà không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thôi việc thì được hỗ trợ một lần. Mỗi năm công tác được hỗ trợ bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng.

Thời gian công tác để tính hỗ trợ thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng). Trường hợp có tháng lẻ được tính tròn theo nguyên tắc từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 6 tháng được tính bằng 1 năm công tác.

Đối với người tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ khi thôi việc theo quy định vừa nêu trên. Thời gian công tác được tính chuyển tiếp từ khi tham gia lực lượng Công an viên thường trực ở xã và Công an viên ở thôn, ấp; Bảo vệ dân phố; Đội trưởng và Đội phó Đội dân phòng.

Quy định này không áp dụng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

vinh-phuc-17311399694941742958633-0-0-544-870-crop-17311400418851472667101.jpgVĩnh Phúc: Mức hỗ trợ hằng tháng cho hơn 3.900 thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

GĐXH - Toàn tỉnh Vĩnh Phúc thành lập 1.239 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổng số 3.966 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022