Viet-Nam-1-jpeg-1687-1706067569.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JUHDiTFNEbrySCp_ofgLtQ

Joseph Inguimberty được biết đến với những bức vẽ cảnh sắc nông thôn Việt Nam. Trong hình là tác phẩm ''Những người phụ nữ Bắc Bộ trên đồng ruộng'', kích thước 129,5x162 cm. Joseph Inguimberty (1896-1971) sinh tại Marseille, Pháp. Năm 1925, ông nhận lời mời của Victor Tardieu - người sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) - về dạy nghệ thuật trang trí tại trường. Ông công tác hơn 20 năm, góp phần vào sự ra đời của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp và một số tác phẩm của họa sĩ được giới thiệu trong cuốn sách ''Nghệ thuật hiện đại Đông Dương'', ra mắt hồi giữa tháng 1, dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường. Nhà sử học nghệ thuật Giulia Pentcheff từng nhận định Joseph Inguimberty có tác động đến việc chuyển đổi của bối cảnh mỹ thuật Việt. Ông viết: ''Những năm tháng họa sĩ giảng dạy tại trường không chỉ kích thích sự hồi sinh của tranh sơn mài Việt mà còn khẳng định vai trò của ông như một bậc thầy thông thái đối với các thế hệ họa sĩ bản xứ, gồm Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân và nhiều người khác''.

Viet-Nam-3006-1706067570.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=N3m0os25oykE1t5MWuHF7g

Trong hầu hết tác phẩm, Joseph Inguimberty sử dụng chất liệu dầu trên vải. Ông vẽ bức"Cảnh làng'', kích thước 73x100 cm, khắc họamột gian nhà quen thuộc của nông thôn Việt thế kỷ 20, xung quanh là những phụ nữ đang làm việc.

Nhung-nguoi-nong-dan-Bac-Bo-7146-1706067570.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PxqA5R_-UCg0p1YSjPAzpA

Hình ảnh phụ nữ đội nón, quấn khăn trên đầu, đeo đôi quang gánh thường xuất hiện trong các tác phẩm về Việt Nam của Inguimberty. Bức ''Những người nông dân Bắc Bộ''được ông hoàn thành năm 1938, kích cỡ 68x129 cm.

Dong-lua-dong-bang-Bac-Bo-7440-1706067570.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SXbQUSxNgDuszXeKLqN24w

Inguimberty vẽ bức ''Đồng lúa đồng bằng Bắc Bộ'' khoảng năm 1928 với kích cỡ65x100 cm. Gam màu tươi xanh của cánh đồng lúa mới cấy, hòa quyện sắc trắng từ những đám mây, đem lại cảm giác thanh bình cho người thưởng thức.

Day-nui-Ba-Vi-6433-1706085240.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9ErEvYvFp6Q9OFRieW5bQA

Tác phẩm ''Rặng Ba Vì nhìn từ ruộng Sơn Tây''được họa sĩ sáng tác trong khoảng năm 1932-1938, kích cỡ 80x114 cm. Dù xuất thân từ phương Tây, Inguimberty thể hiện khả năng tài tình trong việc khắc họa những bông lúa ở từng giai đoạn, hay mô tả chính xác dáng vẻ con người khi làm ruộng. Tháng 8/2023, tranh từng được trưng bày tại triển lãm Mộng Viễn Đông, do nhà đấu giá Sotheby's tổ chức ở TP HCM.

Canh-dong-lua-song-dong-5920-1706085240.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=y2bx_5l3aJLg6TPR9l_qAA

Tranh ''Cánh đồng lúa sống động'', có kích thước 150x224 cm. Theo họa sĩ Giulia Pentcheff, trong giảng dạy, Inguimberty thường lấy thiên nhiên làm mẫu và khuyến khích học trò trực họa từ cuộc sống, giúp họ thực hành sáng tác ngoài trời. Ông thường đạp xe tớinông thôn để vẽ nhữngđầm lầy, bụi cây.

Phong-canh-o-Viet-Nam-6375-1706085240.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SDuPOCsufQGI5w9AzNy_iw

Bức ''Phong cảnh ở Việt Nam''do tác giả thực hiện khoảng năm 1938-1940. Trong tự thuật của họa sĩ Nguyễn Đức Hòa dựa theo ký ức của bố là họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp, ông Hòa ngưỡng mộ Joseph Inguimberty bởi khả năng tả bóng nước phong phú tùy theo ruộng, ''nơi thì trong veo lồng bóng trời mây, nơi đục ngầu nước hồng nhạt pha vàng đất vì mới bừa xong, chỗ lại rực sáng như gương''.

Phong-canh-Bac-Bo-6125-1706085240.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_UyGt_ng9ZBXJti23uAKLQ

Hình ảnh bờ ao, nơi có rặng chuối quen thuộc của mỗi gia đình ở nông thôn trong bức vẽ ''Phong cảnh Bắc Bộ''. Tác giả hoàn thiện tranh năm 1938, kích cỡ54x74 cm. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Quang Phòng từng mô tả ''Inguimberty giống hệt một họa sĩ Việt Nam, người am hiểu và yêu mến quê hương mình''.

Chiec-vong-5040-1706085240.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=B0UDwxcWL1IR9e7nQSWh8g

Tác phẩm ''Chiếc võng'', kích cỡ 198,5x301 cm, mô tả khung cảnh tụ họp của một nhóm phụ nữ bên bờ ao. Họ diệnáo dài, cùng thưởng thức tiếng đàn đáy từ nam nghệ nhân. Một số người khác đang rảo bước với khuôn mặt niềm nở, vui tươi.

Hai-co-gai-Viet-Nam-trong-mot-7747-1481-1706085240.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aesP0Bs-D01NEXA65ayy9g

Bức ''Hai cô gái Việt trong một khung cảnh''.

Phương Linh Ảnh: Artnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022