Ngày 23 tháng Chạp hằng năm được người dân coi như bắt đầu bước vào những ngày Tết với phong tục truyền thống nhà nhà làm mâm cỗ cúng, tiễn "ông Công, ông Táo" về Trời.
Thời nay, khi người ngày càng đông, lượng phương tiện tăng lên "chóng mặt" và tương ứng là tình trạng giao thông đông đúc thì tâm lý "cúng sớm cho đỡ tắc đường" bắt đầu nảy sinh và nhiều nhà đã cúng từ ngày 22 để tiễn "ông Công, ông Táo" sớm lên được Trời, và theo đó, thị trường đồ cúng lễ ngày 23 tháng Chạp cũng sớm nhộn nhịp ở khắp nơi.
Mặt hàng trầu têm cánh phượng phục vụ khách hàng dịp Tết
Sắc màu chợ dân sinh Hà Nội trong những ngày giáp Tết
Đồ cúng lễ được bày bán đa dạng tại các chợ dân sinh của Hà Nội
Khu chợ Hàng Bè (phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tấp nập hoạt động mua - bán, trong đó mặt hàng bán chạy nhất là gà, xôi
Mặt hàng vàng mã phục vụ lễ cúng ông Công, ông Táo được bày bán khá đa dạng, như: Bộ Táo quân, thần linh, cá chép giấy, tiền, vàng, hương, nến…
Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, từ đầu giờ sáng nhiều người dân đã tấp nập đi sắm mua đồ lễ
Cá chép đỏ luôn là lễ vật số 1 của bất cứ mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo nào
Đến các chợ dân sinh những ngày này mới thấy rõ sức nóng của Tết đang cận kề