Tieng-hat-mua-chien-dich-1714124381.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qXw1E7nCfTAScpMBr80EoQ

Mai Văn Hiến tái hiện cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ ở bức sơn dầu Tiếng hát mùa chiến dịch.

Tranh do tác giả sáng tác năm 1994, thuộc triển lãm Đường lên Điện Biên, diễn ra từ ngày 26/4 đến hết ngày 15/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự kiện trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích, ra đời trong giai đoạn 1949-2009 của 34 tác giả.

Mai Văn Hiến (1923-2006) có nhiều năm công tác trong quân đội và Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông chủ yếu vẽ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội, tình quân dân với bút pháp hiện thực đơn giản, đầy tinh thần lạc quan. Họa sĩ là một trong những người đặt nền móng cho nền nghệ thuật hiện thực cách mạng.

Mai Văn Hiến tái hiện cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ ở bức sơn dầu Tiếng hát mùa chiến dịch.

Tranh do tác giả sáng tác năm 1994, thuộc triển lãm Đường lên Điện Biên, diễn ra từ ngày 26/4 đến hết ngày 15/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự kiện trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích, ra đời trong giai đoạn 1949-2009 của 34 tác giả.

Mai Văn Hiến (1923-2006) có nhiều năm công tác trong quân đội và Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông chủ yếu vẽ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội, tình quân dân với bút pháp hiện thực đơn giản, đầy tinh thần lạc quan. Họa sĩ là một trong những người đặt nền móng cho nền nghệ thuật hiện thực cách mạng.

Keo-phao-Dien-Bien-1714124415.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nv53we_n-u7nie9-qYQJsw

Tác phẩm Kéo pháo Điện Biên được Trần Đình Thọ vẽ năm 1994. Bức họa gợi nhiều cảm xúc cho người xem bởi hình ảnh người lính kéo pháo trong đêm, phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trần Đình Thọ (1919-2011) tốt nghiệp khóa cuối cùng của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1939-1944). Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Nghệ thuật, quyền viện trưởng Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1969-1972)... Năm 2001, Trần Đình Thọ nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Tác phẩm Kéo pháo Điện Biên được Trần Đình Thọ vẽ năm 1994. Bức họa gợi nhiều cảm xúc cho người xem bởi hình ảnh người lính kéo pháo trong đêm, phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trần Đình Thọ (1919-2011) tốt nghiệp khóa cuối cùng của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1939-1944). Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Nghệ thuật, quyền viện trưởng Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1969-1972)... Năm 2001, Trần Đình Thọ nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

trien-lam-duong-len-dien-bien-2642024-1714124529.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=osYc_6PunBoXj6bwWU9wuw

Cao Trọng Thiềm khắc họa một thời khói lửa trong tranh Điện Biên năm ấy. Qua nét vẽ của họa sĩ - người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, địa hình lòng chảo Mường Thanh, bao quanh là núi đồi được tái hiện. Trong đó, các chiến sĩ hướng nòng pháo về cứ điểm địch, bên cạnh là các nữ dân công tải đạn đang tăng cường hỏa lực.

Cao Trọng Thiềm sinh năm 1942, nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhờ thời gian làm báo tại Thông tấn xã Việt Nam, ông đã có nhiều trải nghiệm, cảm xúc để sáng tác hội họa.

Cao Trọng Thiềm khắc họa một thời khói lửa trong tranh Điện Biên năm ấy. Qua nét vẽ của họa sĩ - người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, địa hình lòng chảo Mường Thanh, bao quanh là núi đồi được tái hiện. Trong đó, các chiến sĩ hướng nòng pháo về cứ điểm địch, bên cạnh là các nữ dân công tải đạn đang tăng cường hỏa lực.

Cao Trọng Thiềm sinh năm 1942, nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhờ thời gian làm báo tại Thông tấn xã Việt Nam, ông đã có nhiều trải nghiệm, cảm xúc để sáng tác hội họa.

Duong-len-Dien-Bien-1714131133.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4h0II1ZsheaHoHUDcIqkzg

Họa sĩ Trần Khánh Chương hoàn thành bức Đường lên Điện Biên năm 2005.

Trần Khánh Chương sinh năm 1943, quê ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp khoa Gốm trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, niên khóa 1959-1963, được đánh giá có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật tạo hình, sáng tác trên nhiều loại hình: hội họa, đồ họa, gốm. Ông giữ chức Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1999-2019, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000-2010... Năm 2020, họa sĩ qua đời vì ung thư đại tràng.

Họa sĩ Trần Khánh Chương hoàn thành bức Đường lên Điện Biên năm 2005.

Trần Khánh Chương sinh năm 1943, quê ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp khoa Gốm trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, niên khóa 1959-1963, được đánh giá có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật tạo hình, sáng tác trên nhiều loại hình: hội họa, đồ họa, gốm. Ông giữ chức Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1999-2019, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000-2010... Năm 2020, họa sĩ qua đời vì ung thư đại tràng.

trien-lam-16424-1713254711894-171325471297836598296-17133371890452042693637-1-1-1714124789.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4J1t1qMQY6bA2nwoLiFYUw

Tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng.

Giới mỹ thuật Việt tôn vinh Nguyễn Sáng (1923-1988) là bậc thầy của hội họa, một trong ''bộ tứ" với Liên, Nghiêm, Phái (Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái). Ông sáng tạo trên nhiều chất liệu, là một đại thụ của ngành sơn mài Việt Nam, khai thác thành công phong cách hội họa hiện đại nhưng không xa rời nghệ thuật cổ truyền dân tộc.

Tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng.

Giới mỹ thuật Việt tôn vinh Nguyễn Sáng (1923-1988) là bậc thầy của hội họa, một trong ''bộ tứ" với Liên, Nghiêm, Phái (Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái). Ông sáng tạo trên nhiều chất liệu, là một đại thụ của ngành sơn mài Việt Nam, khai thác thành công phong cách hội họa hiện đại nhưng không xa rời nghệ thuật cổ truyền dân tộc.

7-sdxy-1-1714127855.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YNhDEtp9-etu2vczuCKIiQ

Tác phẩm Hành quân của Nguyễn Sỹ Ngọc.

Tại lễ khai mạc triển lãm Đường lên Điện Biên, Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết 70 bức vẽ đều gắn với các vấn đề, sự kiện của chiến dịch Điện Biên Phủ mà họa sĩ nhiều thế hệ đã ghi lại, khẳng định đây là bộ sưu tập công phu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm Hành quân của Nguyễn Sỹ Ngọc.

Tại lễ khai mạc triển lãm Đường lên Điện Biên, Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết 70 bức vẽ đều gắn với các vấn đề, sự kiện của chiến dịch Điện Biên Phủ mà họa sĩ nhiều thế hệ đã ghi lại, khẳng định đây là bộ sưu tập công phu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Danh-vao-trung-tam-DBP-1714134175.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MzCqg2r0pe1a9WlUxr6quA

Bức họa Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ được Nguyễn Thế Vị vẽ năm 1966.

Theo ông Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm là dịp để giáo dục cho thế hệ hôm nay và tương lai về tinh thần yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tưởng nhớ các thế hệ cha ông.

Bức họa Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ được Nguyễn Thế Vị vẽ năm 1966.

Theo ông Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm là dịp để giáo dục cho thế hệ hôm nay và tương lai về tinh thần yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tưởng nhớ các thế hệ cha ông.

Chuan-bi-di-cho-To-Ngoc-Van-1714130600.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jeBp0ew03qOrjrT32ptX8w

Chùm ký họa chiến trường Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân trước lúc hy sinh là một trong số điểm nhấn tại sự kiện. Trong hình là tác phẩm sơn dầu Chuẩn bị đi chợ, ông vẽ năm 1954.

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là họa sĩ nổi tiếng nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam.

Chùm ký họa chiến trường Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân trước lúc hy sinh là một trong số điểm nhấn tại sự kiện. Trong hình là tác phẩm sơn dầu Chuẩn bị đi chợ, ông vẽ năm 1954.

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là họa sĩ nổi tiếng nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam.

6-omtf-1-1-1714131177.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ltaYS9cZ6oepj9P22OStyg

Tranh sơn dầu Hồ Chủ tịch lội suối đi công tác của Bùi Văn Hoan.

Ngoài hình thức trưng bày trực tiếp, 70 bức vẽ được áp dụng công nghệ cinemagraph. Trong khu vực trình chiếu kỹ thuật số, bảo tàng sắp đặt một số mô hình xe thồ, trang phục và vật dụng của quân và dân tham gia trận Điện Biên Phủ, mang trải nghiệm mới.

Tranh sơn dầu Hồ Chủ tịch lội suối đi công tác của Bùi Văn Hoan.

Ngoài hình thức trưng bày trực tiếp, 70 bức vẽ được áp dụng công nghệ cinemagraph. Trong khu vực trình chiếu kỹ thuật số, bảo tàng sắp đặt một số mô hình xe thồ, trang phục và vật dụng của quân và dân tham gia trận Điện Biên Phủ, mang trải nghiệm mới.

Phương LinhẢnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022