“Chất lượng hơn số lượng”, cần nắm chắc những đề đã giải

Trong khoảng thời gian này, tâm lý chung của các bạn học sinh là “nhồi nhét” càng nhiều kiến thức càng tốt. Vì vậy, nhiều học sinh thường thức khuya để giải thêm nhiều đề thi mới. Tuy nhiên, phương pháp học này không được đánh giá cao, nhất là trong giai đoạn “chạy nước rút” này.

Bạn Trần Vận Như (sinh năm 2003, sinh viên Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) cho biết: “Càng gần sát ngày thi, mình dành thời gian để xem lại những đề đã làm thay vì cố gắng giải thêm những đề mới.

Mình ghi chú những câu đã giải sai và làm đi làm lại nhiều lần dạng đề đó cho đến khi thành thạo. Nếu giải đề nhiều nhưng không đọng lại kiến thức gì thì rất lãng phí thời gian.”

thi-tot-nghiep-thpt-1.jpgVận Như cho rằng giải quá nhiều đề mới dễ khiến teen rơi vào trạng thái mệt mỏi và lo sợ lượng kiến thức của mình vẫn chưa đủ.

Cô bạn cho rằng nếu liên tục giải đề trong thời gian dài khiến teen càng khó tiếp thu, lâu dần sinh ra cảm giác buông xuôi và muốn bỏ cuộc.

Chính vì vậy, cô bạn khuyên các bạn 2K6 nên phân bổ lại thời gian nghỉ ngơi - ôn thi và “nói không” với việc giải đề mới liên tục.

Lộ trình ôn thi rõ ràng, highlight những phần quan trọng

Cũng từng trải qua những ngày tháng ôn thi đại học đầy vất vả, bạn Đoàn Lê Kim Tước (sinh năm 2002, trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) không ngần ngại chia sẻ bí kíp “sinh tồn” mùa thi như sau:

“Trước tiên, mình cần lên một kế hoạch ôn tập chi tiết và cụ thể. Đối với các môn tự nhiên, mình chủ yếu ôn tập các công thức toán học, vật lý bằng flashcard hoặc hệ thống bằng sơ đồ tư duy. Việc học tập bằng hình ảnh sẽ giúp tiếp thu kiến thức nhanh hơn dành cho team yếu tự nhiên.”

thi-tot-nghiep-thpt-2.jpgKim Tước có lộ trình ôn thi rõ ràng và tuân theo kế hoạch mỗi ngày.

Ngoài ra, đối với các môn Xã hội thì việc chia nhỏ nội dung ôn tập cũng được Kim Tước áp dụng vì sẽ giúp dễ tiếp thu hơn và không bị choáng ngợp, tránh được nỗi sợ tâm lý khi phải đối diện với khối kiến thức lý thuyết khổng lồ.

Một phương pháp học hiệu quả được bạn Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh năm 2003, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) áp dụng chính là phân chia thời gian học tập cho từng môn học một cách hợp lý.

Với những môn không phải sở trường, teen cần dành nhiều thời gian hơn để ôn tập, đảm bảo rằng mình đã nắm chắc những lý thuyết cơ bản. Việc ghi chú lại những phần kiến thức quan trọng và thường xuất hiện trong đề thi cũng là cách mà cô bạn vượt qua giai đoạn “nước rút” này.

thi-tot-nghiep-thpt-3.jpgDành thời gian để trau dồi môn còn kém, nhưng Thu Hiền không lơ là với các môn sở trường.

Giữ cơ thể khỏe mạnh và tinh thần lạc quan

Dù không tránh khỏi những lo lắng trước ngày thi nhưng bạn Phan Lê Minh Hiếu (sinh năm 2002, sinh viên Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG TP.HCM) vẫn luôn duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Nhờ vậy, cậu bạn đạt được số điểm khá cao trong kỳ thi tốt nghiệp và vào được ngôi trường Đại học mơ ước của mình.

thi-tot-nghiep-thpt-4.jpgMinh Hiếu cũng khuyên các teen 2K6 nên giữ một tinh thần lạc quan và tự tin vào bản thân.

“Sức khỏe là yếu tố quan trọng giúp mình ôn thi hiệu quả. Việc thức quá khuya sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và không có tinh thần vào ngày hôm sau.

Vì vậy, mình chọn cách ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn thức ăn nhanh vào đêm khuya. Ngoài ra, mình còn dành thời gian khoảng 30 phút buổi chiều để chơi thể thao, thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng”, Minh Hiếu chia sẻ thêm.

thitotnghiep-Copy1.jpg?width=150Tin
Từ năm 2025, thi tốt nghiệp THPT chỉ 4 môn

Theo Tiền Phong

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022