Mon-qua-cua-me-le-pho-1-1728874405.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1Nh1JA3u4H8ezd9doMyesw

Tranh lụa Le don de la Mère (Quà của mẹ) của danh họa Lê Phổ đạt 600.000 euro (hơn 16 tỷ đồng), cao nhất phiên Những huyền thoại của trường mỹ thuật Đông Dương.

Theo nhà đấu giá, họa sĩ sáng tác tranh trước năm 1945, khắc họa Đức Mẹ đồng trinh và Chúa Hài đồng nhưng mang đậm dấu ấn và bản sắc Việt. ''Bức họa mang đến cảm giác vừa linh thiêng lại gần gũi đời thường'', Millon viết.

Hai nhân vật diện áo dài chất liệu lụa truyền thống. Người phụ nữ khoác thêm áo nhung đen lót lụa xanh, đội một tấm màn lụa để che mặt, thể hiện vẻ duyên dáng. Quả đào bà tặng Hài Nhi là biểu tượng của sự trường thọ theo truyền thống phương Đông, đồng thời tôn vinh tình mẫu tử vĩnh cửu, vượt thời gian.

Tranh lụa Le don de la Mère (Quà của mẹ) của danh họa Lê Phổ đạt 600.000 euro (hơn 16 tỷ đồng), cao nhất phiên Những huyền thoại của trường mỹ thuật Đông Dương.

Theo nhà đấu giá, họa sĩ sáng tác tranh trước năm 1945, khắc họa Đức Mẹ đồng trinh và Chúa Hài đồng nhưng mang đậm dấu ấn và bản sắc Việt. ''Bức họa mang đến cảm giác vừa linh thiêng lại gần gũi đời thường'', Millon viết.

Hai nhân vật diện áo dài chất liệu lụa truyền thống. Người phụ nữ khoác thêm áo nhung đen lót lụa xanh, đội một tấm màn lụa để che mặt, thể hiện vẻ duyên dáng. Quả đào bà tặng Hài Nhi là biểu tượng của sự trường thọ theo truyền thống phương Đông, đồng thời tôn vinh tình mẫu tử vĩnh cửu, vượt thời gian.

Co-gai-tre-voi-mot-con-vet-le-pho-1-1728874391.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QMk0gY133dgsif7tn7jKPw

Bức Jeune fille au perroquet (Quý bà và con vẹt) được gõ búa mức cao thứ hai tại buổi đấu giá, với 315.000 euro (hơn tám tỷ đồng).

Danh họa Lê Phổ vẽ tác phẩm khoảng năm 1938, tiếp tục chủ đề phụ nữ. Trong tranh, nhân vật đội khăn xếp màu trắng, mặc áo dài xanh, không cài những khuy áo đầu. Cô thảnh thơi ngắm nhìn con vẹt đang rướn cổ hót, một tay cầm bát thức ăn, tay còn lại giơ lên định vuốt ve loài vật.

Hãng Millon phân tích người phụ nữ trong tranh được tác giả chủ ý đặt ở vị trí trung tâm, chiếm đến 3/4 bức họa. Bố cục này gợi nhớ đến những kiệt tác tôn giáo thời Phục hưng Italy, được họa sĩ nghiên cứu trong thời gian ở trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Tại phần giới thiệu, Millon nhận định: ''Tác phẩm là sự tổng hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây, khiến Lê Phổ trở thành một trong những họa sĩ điêu luyện nhất ở thế hệ của ông''.

Lê Phổ (1907-2001) - một trong tứ kiệt của hội họa Việt Nam, cùng Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Ông được xưng tụng là "danh họa Việt Nam trên đất Pháp", có nhiều tranh triệu USD.

Bức Jeune fille au perroquet (Quý bà và con vẹt) được gõ búa mức cao thứ hai tại buổi đấu giá, với 315.000 euro (hơn tám tỷ đồng).

Danh họa Lê Phổ vẽ tác phẩm khoảng năm 1938, tiếp tục chủ đề phụ nữ. Trong tranh, nhân vật đội khăn xếp màu trắng, mặc áo dài xanh, không cài những khuy áo đầu. Cô thảnh thơi ngắm nhìn con vẹt đang rướn cổ hót, một tay cầm bát thức ăn, tay còn lại giơ lên định vuốt ve loài vật.

Hãng Millon phân tích người phụ nữ trong tranh được tác giả chủ ý đặt ở vị trí trung tâm, chiếm đến 3/4 bức họa. Bố cục này gợi nhớ đến những kiệt tác tôn giáo thời Phục hưng Italy, được họa sĩ nghiên cứu trong thời gian ở trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Tại phần giới thiệu, Millon nhận định: ''Tác phẩm là sự tổng hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây, khiến Lê Phổ trở thành một trong những họa sĩ điêu luyện nhất ở thế hệ của ông''.

Lê Phổ (1907-2001) - một trong tứ kiệt của hội họa Việt Nam, cùng Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Ông được xưng tụng là "danh họa Việt Nam trên đất Pháp", có nhiều tranh triệu USD.

nguyen-tuong-lan-1-1728874411.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_swGujGya0ySJN7CwFXpqg

Les baigneuses (Tắm) do danh họa Nguyễn Tường Lân thực hiện khoảng năm 1935, được gõ búa 310.000 euro (khoảng 8,4 tỷ đồng), là tác phẩm đắt giá thứ ba của sự kiện.

Nguyễn Tường Lân (1906-1946) thuộc bốn họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam, cùng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, nổi tiếng trong câu: "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Sau tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Danh họa sáng tác nhiều, đa dạng chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu nhưng đến nay, tranh của ông không còn nhiều.

Les baigneuses (Tắm) do danh họa Nguyễn Tường Lân thực hiện khoảng năm 1935, được gõ búa 310.000 euro (khoảng 8,4 tỷ đồng), là tác phẩm đắt giá thứ ba của sự kiện.

Nguyễn Tường Lân (1906-1946) thuộc bốn họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam, cùng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, nổi tiếng trong câu: "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Sau tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Danh họa sáng tác nhiều, đa dạng chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu nhưng đến nay, tranh của ông không còn nhiều.

Tran-Phuc-Duyen-1-1728875216.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2WiG6uBJ0jZX5877gQpVkw

Bức Reflet sur la rivière (Suy ngẫm trên dòng sông) của họa sĩ Trần Phúc Duyên đạt mức 110.000 euro (khoảng 2,9 tỷ đồng), thuộc những tranh có giá cao ở phiên của Millon ngày 12/10.

Họa sĩ Trần Phúc Duyên sinh năm 1923 tại Hà Nội. Năm 1941, ông học lớp dự bị của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Nam Sơn và Tô Ngọc Vân dạy. Năm 1942, ông thi đỗ vào khoa Sơn mài, khóa 16. Khóa học của danh họa không hoàn thành hết chương trình 5 năm vì trường phải đóng cửa năm 1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp.

Cuối năm 1954, họa sĩ Trần Phúc Duyên sang Pháp, tiếp tục theo đuổi hội họa. Ở Paris, ông vẫn quyết tâm vẽ sơn mài dù khó tìm nguyên liệu, thời tiết không thuận lợi cho việc thực hiện loại tranh này. Danh họa sống và làm việc tại Thụy Sĩ từ cuối năm 1968 đến khi mất.

Năm ngoái, 150 bức tranh của danh họa lần đầu hồi hương, được trưng bày tại triển lãm Họa duyên tương ngộ. Sinh thời, họa sĩ không có con, chỉ có cháu ở Pháp nên lúc ông qua đời, loạt tranh cũng bị lãng quên, không được bảo quản. Sự kiện khiến nhiều nhà sưu tập quan tâm, bày tỏ nỗi xúc động khi trực tiếp ngắm tranh của ông.

Bức Reflet sur la rivière (Suy ngẫm trên dòng sông) của họa sĩ Trần Phúc Duyên đạt mức 110.000 euro (khoảng 2,9 tỷ đồng), thuộc những tranh có giá cao ở phiên của Millon ngày 12/10.

Họa sĩ Trần Phúc Duyên sinh năm 1923 tại Hà Nội. Năm 1941, ông học lớp dự bị của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Nam Sơn và Tô Ngọc Vân dạy. Năm 1942, ông thi đỗ vào khoa Sơn mài, khóa 16. Khóa học của danh họa không hoàn thành hết chương trình 5 năm vì trường phải đóng cửa năm 1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp.

Cuối năm 1954, họa sĩ Trần Phúc Duyên sang Pháp, tiếp tục theo đuổi hội họa. Ở Paris, ông vẫn quyết tâm vẽ sơn mài dù khó tìm nguyên liệu, thời tiết không thuận lợi cho việc thực hiện loại tranh này. Danh họa sống và làm việc tại Thụy Sĩ từ cuối năm 1968 đến khi mất.

Năm ngoái, 150 bức tranh của danh họa lần đầu hồi hương, được trưng bày tại triển lãm Họa duyên tương ngộ. Sinh thời, họa sĩ không có con, chỉ có cháu ở Pháp nên lúc ông qua đời, loạt tranh cũng bị lãng quên, không được bảo quản. Sự kiện khiến nhiều nhà sưu tập quan tâm, bày tỏ nỗi xúc động khi trực tiếp ngắm tranh của ông.

Vu-Cao-Dam-Millon-1-1-1728875397.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FemmSmAIrCBhuCH13bDLrw

Phiên đấu giá còn có một số tác phẩm của những danh họa thời Đông Dương như Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ. Dù không chạm mức hàng trăm nghìn euro, tranh mang giá trị giá trị lịch sử và tính thẩm mỹ.

Trong hình là bức Écharpe rose, vers (Khăn quàng hồng) do Vũ Cao Đàm sáng tác khoảng năm 1950, có giá 73.000 euro (khoảng 1,9 tỷ đồng).

Phiên đấu giá còn có một số tác phẩm của những danh họa thời Đông Dương như Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ. Dù không chạm mức hàng trăm nghìn euro, tranh mang giá trị giá trị lịch sử và tính thẩm mỹ.

Trong hình là bức Écharpe rose, vers (Khăn quàng hồng) do Vũ Cao Đàm sáng tác khoảng năm 1950, có giá 73.000 euro (khoảng 1,9 tỷ đồng).

Vu-Cao-Dam-Millon-2-1-1728875802.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=k9-41MNyth2InCtMO7yEQA

Danh họa Vũ Cao Đàm còn có tác phẩm Deux coqs (Hai con gà trống), được đấu giá 66.000 euro (1,7 tỷ đồng).

Ông sinh năm 1908 tại Việt Nam, mất năm 2000 ở Pháp, là họa sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, là một trong nhóm tứ kiệt trời Âu của nền hội họa nước nhà - Phổ, Thứ, Lựu, Đàm (Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm). Đề tài yêu thích của danh họa là tình mẫu tử, được ông thể hiện trong nhiều tác phẩm có giá bán cao ở quốc tế.

Danh họa Vũ Cao Đàm còn có tác phẩm Deux coqs (Hai con gà trống), được đấu giá 66.000 euro (1,7 tỷ đồng).

Ông sinh năm 1908 tại Việt Nam, mất năm 2000 ở Pháp, là họa sĩ, nhà điêu khắc hàng đầu. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, là một trong nhóm tứ kiệt trời Âu của nền hội họa nước nhà - Phổ, Thứ, Lựu, Đàm (Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm). Đề tài yêu thích của danh họa là tình mẫu tử, được ông thể hiện trong nhiều tác phẩm có giá bán cao ở quốc tế.

Mai-Trung-Thu-1-1728875919.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=d7jiO95N1fCukfBwVGreRg

Họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ bóng dáng của hai mẹ con, trong tranh Contemplation (Suy ngẫm). Tác phẩm được Millon gõ búa 45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Mai Trung Thứ (1906-1980) là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông tốt nghiệp khóa đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Tên tuổi danh họa gắn liền các tác phẩm tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới góc nhìn mang màu sắc Á Đông.

Họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ bóng dáng của hai mẹ con, trong tranh Contemplation (Suy ngẫm). Tác phẩm được Millon gõ búa 45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Mai Trung Thứ (1906-1980) là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông tốt nghiệp khóa đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Tên tuổi danh họa gắn liền các tác phẩm tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, cuộc sống thường ngày dưới góc nhìn mang màu sắc Á Đông.

The-Van-Xuong-1-1728876001.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=w-MVFinRN869UcG9O3Cp3w

Bức L'Éveil du Printemps (Du xuân) của họa sĩ Lê Văn Xương đạt mức 21.000 euro (569 triệu đồng). Đây là lần hiếm hoi tranh của ông xuất hiện ở một phiên đấu giá quốc tế.

Lê Văn Xương (1917-1988), học vẽ từ sớm do gia đình mời thầy về dạy. Theo người thân của ông, suốt đời, họa sĩ đã sáng tác khoảng 1.000 bức tranh, làm 100 bức tượng. Ông còn chơi được nhiều nhạc cụ như violin, piano, guitar. Ông được truy tặng huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam năm 1997.

Hôm 12/10, Millon còn đấu giá những bức vẽ của Joseph Inguimberty -giáo viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), các họa sĩ Trần Bình Lộc, Lưu Công Nhân, Nguyễn Thế Khang, Phạm Hậu, đa số có giá dưới 20.000 euro (542 triệu đồng).

Bức L'Éveil du Printemps (Du xuân) của họa sĩ Lê Văn Xương đạt mức 21.000 euro (569 triệu đồng). Đây là lần hiếm hoi tranh của ông xuất hiện ở một phiên đấu giá quốc tế.

Lê Văn Xương (1917-1988), học vẽ từ sớm do gia đình mời thầy về dạy. Theo người thân của ông, suốt đời, họa sĩ đã sáng tác khoảng 1.000 bức tranh, làm 100 bức tượng. Ông còn chơi được nhiều nhạc cụ như violin, piano, guitar. Ông được truy tặng huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam năm 1997.

Hôm 12/10, Millon còn đấu giá những bức vẽ của Joseph Inguimberty -giáo viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), các họa sĩ Trần Bình Lộc, Lưu Công Nhân, Nguyễn Thế Khang, Phạm Hậu, đa số có giá dưới 20.000 euro (542 triệu đồng).

Phương Linh Ảnh: Millon

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022