"Ôi sao mà ngu thế, có mấy con số tính toán cũng không xong. Thôi nấu cơm, dọn dẹp nhà đi, lát tôi về là phải có cơm bày sẵn đấy" - M. quát vợ mình trên điện thoại.

Đó là những câu hàng này anh M. mắng chị T. qua điện thoại. Anh M. là chủ một cửa hàng điện lạnh trên địa bàn Hà Nội, còn chị T. làm kế toán cho chồng mình.

Chị T. vừa xin nghỉ đẻ hơn 3 tháng trước. Đây là lần sinh con thứ 2 của chị cho anh M.. Nhưng lần này chị phải chịu đau đớn hơn lần đầu lâm bồn do vết mổ cũ bị rách. Cùng một lúc chị T. phải chịu 2 nỗi đau, của cả người đẻ thường và người đẻ mổ.

Ấy thế mà chị vừa sinh con được 5 ngày (3 ngày nằm viện, 2 ngày ở nhà), anh chồng đã gọi điện từ cửa hàng về yêu cầu chị làm hóa đơn đỏ cho khách hàng.

Khi chị T. lúng túng vì vừa chăm con, vừa đi lại khó khăn, đôi khi tính sai thì anh gọi nhiều cuộc về giục giã: "Đần độn vừa thôi, có mấy cái việc mà cũng không nhớ nổi, thế thì còn làm ăn gì. Có mấy cái hóa đơn chứ nhiều đâu? Chịu khó vận động đi chứ đừng ngồi nhà ăn bám".

Lắm hôm chị còn phải chăm con không nghe kịp điện thoại của anh thì anh cũng gắt gỏng: "Không biết làm cái gì mà cả ngày ở nhà không nghe điện thoại?".

Nhân viên của M. nhiều khi nghe anh quát vợ, họ cũng cảm thấy ái ngại theo. Nhiều khi nghe bức xúc quá thì cũng có người nhắc khéo anh rằng: "Chị ấy vừa sinh, anh cứ từ từ. Vừa chăm con vừa lo việc công ty là vất vả lắm. Chưa kể vết thương mổ đẻ của chị chưa lành". Nhưng anh được vài hôm lại chứng nào tật ấy, có lẽ mắng vợ đã thành thói quen của anh chồng này.

Bếp nhà anh M. ở tầng một, nhưng phòng của anh chị ở tầng 3, vậy mà ngày nào anh cũng bắt chị T. phải lau dọn cả nhà, rồi cơm nước đầy đủ.

Hễ hôm nào anh đi làm về nhà chị không kịp dọn cơm sẵn là anh "mặt nặng mày nhẹ" làu bàu chửi mắng vợ: "Ở nhà cả ngày có bữa cơm cũng không xong, giá kể cô đi làm như tôi đã đành".

soc-vi-bi-chong-chui-ngu-dot-truoc-mat-ban-be-1-1555118289576-1590573337957417252560.jpg

Vợ vừa sinh con chồng cũng không tha lời mắng chửi. (Ảnh minh họa)

Chị T. cũng chẳng buồn tranh cãi với chồng. Chị cắn răng chịu đựng tất cả. Thức ăn chị nhờ cô hàng xóm hay đi chợ sáng mua cho. Nhà cửa chị cố dọn cho tươm tất, thực ra anh đi cả ngày mới về nên nhà cửa cũng không đến nỗi bẩn bụi nên tranh thủ lúc con ngủ chị dọn dẹp một tí là xong.

Đau đớn nhất là việc đi lại nhiều, hàng ngày chị leo lên leo xuống 3 tầng đến cả vài chục lần, những lúc cơn đau nhói lên một phát, chị T. lại ngồi xuống nghỉ ngơi, đợi chờ cho dịu cơn đau chị mới leo về giường nằm.

Dần dần chị nghĩ ra một cách là thuê người giúp việc theo giờ. Thấy chị vất vả, chồng lại không thấu hiểu nên một người giúp việc của hàng xóm đã đề nghị làm thay chị. Thế là mỗi lúc chồng về cơm nước chị đã nấu xong, nhà cửa cũng dọn dẹp tinh tươm. Duy chỉ có việc sổ sách ở công ty chồng thì thi thoảng chị vẫn bị quên do phụ nữ sau sinh đâu có đầy đủ năng lực và trí tuệ như người bình thường được.

Hơn 3 tháng ở cữ, chị ở nhà nội trợ vẫn giúp việc kinh doanh của chồng phát triển. Chị cũng chẳng than ai về nỗi khổ của mình bởi có ai thấu? Bố mẹ 2 bên đều ở xa, họ cũng già rồi làm sao mà lên đỡ đần cho chị được. Anh chồng chị lại là người kẹt xỉ không chịu thuê giúp việc, chị chỉ còn cách lén thuê người giúp việc của hàng xóm làm theo giờ vậy thôi.

Thời gian khó khăn qua đi, sức khỏe chị T. dần hồi phục. Con có thể tự chơi không cần mẹ chăm bẵm kĩ như trước nữa nên chị bàn với anh thuê người giúp việc trông con ban ngày, tối về lại 1 mình chị đánh vật với con.

neu-cong-lao-cham-con-noi-tro-lam-viec-nha-cua-nguoi-vo-duoc-tra-luong-thi-khong-1-con-so-nao-dong-dem-noi-13308-1590573422387609220783.jpg

Chị vừa chăm con nhỏ vừa làm việc nhà vậy mà chồng không thấu hiểu. (Ảnh minh họa)

Tuần trước khi đang làm việc, anh đột nhiên lên cơn đau bụng dữ dội. Mọi người cuống cuồng đưa anh đi bệnh viện. Thì ra anh bị đau ruột thừa cấp, phải phẫu thuật.

Điều trị ở viện mấy ngày anh được ra viện nhưng vết mổ đau khiến anh chưa thể đi lại. M. nhăn nhó yêu cầu chị T. nấu cháo cho mình nhưng chị lại thản nhiên dọn dẹp quần áo của con và của mình cho vào vali và nói với chồng: "Vết mổ này có đáng là gì so với khi tôi mổ đẻ đâu. Cùng lúc tôi chịu hai vết rạch, đẻ cũ đẻ mới, đau như chết đi sống lại ấy chứ. Tôi còn bị tắc tia sữa mà vẫn chịu đựng được để dọn dẹp nhà cửa rồi nấu cơm hàng ngày cho anh ăn cơ mà.

Thôi anh đừng la ó nữa, hàng xóm người ta lại cười cho. Tôi xin phép đưa con về ngoại chơi mấy hôm, tiện đây tôi cũng xin nghỉ việc luôn. Tôi tìm được việc mới rồi".

Thế rồi chị gọi xe rồi hai mẹ con thản nhiên về nhà ngoại chơi, mặc cho anh nằm rên hừ hừ trên giường.

Vừa đói vừa đau, anh phải tự lết người xuống bếp nấu ăn. Mỗi bước đi như một quả đấm vào vết thương mổ chưa lành khiến anh đau như thắt ruột lại. Vợ không có nhà, anh chỉ cắm được nồi cơm rồi ăn với thịt chị mua sẵn để qua bữa. Công ty không có người, nhân viên gọi về giục anh tới tấp khiến anh đành phải tạm đóng cửa hàng.

Được mấy hôm thức ăn trong tủ hết, anh đành ăn cháo trắng qua bữa. Nhờ người khác đi mua cho thì ngại.

Đêm đêm vết thương mổ nhức nhối, ngứa rát làm anh khó ngủ. Anh lại còn bị sốt vì quá đau, vết thương do đi lại nhiều nên mãi không lành.

Lúc bấy giờ M. mới nhận ra những khó khăn, đau đớn và sự bất công của mình đối với vợ. Anh nhận ra mình đã quá lời với vợ mình. Anh nhận ra mình đã quá vô tâm, bạc bẽo. Trong anh nổi lên niềm ân hận ê chề.

Anh lặng lẽ cầm điện thoại nhắn tin cho vợ mình: "Anh xin lỗi vợ ơi. Về nhà với anh đi. Xin em".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022