dinhthongtayhoi-1-1541988863_1200x0.jpg?resize=640%2C321&ssl=1Đình Thông Tây Hội (đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM)là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Ban đầu, công trình chỉ xây bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây là tên một làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng này sáp nhập với làng An Hội thì đình được đổi tên như hiện tại.

C1 banner

IMG-3953-1541991728_1200x0.jpg?resize=640%2C387&ssl=1Khu đình tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Không gian chính gồm các công trình như võ ca, chánh điện, nhà hội sở.

Ngôi đình sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được kiến trúc cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Ở lần tu sửa gần nhất, chỉ có phần nền phải lát gạch mới, còn hệ thống mái ngói, kèo cột, án thờ… được sửa chữa sao cho nguyên vẹn cấu trúc xây dựng lúc đầu“, ông Nguyễn Văn Tý (81 tuổi), Trưởng ban trị sự đình, cho biết.

IMG-4022-1541990082_1200x0.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Sân đình rộng với nhiều cây xanh lớn bao quanh. Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Loài này là biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh, có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương.

dinhthongtayhoi-12-1541988894_1200x0.jpg?resize=640%2C411&ssl=1Đình gồm nhiều gian nhà lợp mái ngói âm dương xếp san sát nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”.

dinhthongtayhoi-10-1541988888_1200x0.jpg?resize=640%2C406&ssl=1Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, kiến trúc thường thấy ở đình làng Việt Nam.

dinhthongtayhoi-2-1541988867_1200x0.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Không gian trong đình có diện tích gần 800 m2. Phía trước chánh điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ trong các dịp lễ hội.

dinhthongtayhoi-8-1541988883_1200x0.jpg?resize=640%2C433&ssl=1Chánh điện là khu vực quan trọng nhất của đình, có chiều ngang 12 m, chiều dài 16,5 m và cao 5 m. Kết cấu của chính điện theo bình diện hình chữ nhật, chính giữa điện dựng bốn cột lớn theo dạng tứ trụ.

dinhthongtayhoi-7-1541988880_1200x0.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Trong chánh điện có 48 cột, chia thành 8 dãy, chân cột khắc hình lăng trụ thắt ở giữa. Toàn bộ hệ thống cột và vì kèo là gỗ sao, loại gỗ khá phổ biến tại khu vực Nam Bộ trước đây.

dinhthongtayhoi-3-1541988870_1200x0.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Đình thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt. Vị thần chính được thờ ở đây là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ.

dinhthongtayhoi-6-1541988877_1200x0.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Khu vực chánh điện với các gian thờ, hoành phi, câu đối… mang những đường nét, màu sắc sơn son thếp vàng gần như nguyên bản.

IMG-3895-1541993388_600x0.jpg?resize=550%2C747&ssl=1Nét truyền thống thể hiện ở hình ảnh con hạc đứng trên lưng rùa thường thấy trong đình chùa Việt Nam. Cả rùa, hạc đều là linh vật cao quý, sống thọ, thể hiện cho khát vọng trường tồn của con người.

dinhthongtayhoi-5-1541988875_1200x0.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Một gian khác trong ngôi đình hơn 300 năm tuổi thờ Bà Chúa Xứ cùng các vị Tiền hiền, Hậu hiền, Thần nông, Bạch mã thái giám… Năm 1998, đình Thông Tây Hội được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

T.D |Theo dulich.vnexpress.net

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022