Hạt dẻ Trung Quốc được gắn mác Sapa
Trở lạnh, set lẩu Hàn Quốc đang gây sốt với giá chỉ 59.000 đồng nhưng chất lượng liệu có đảm bảo?Đọc ngay
Thời tiết chuyển dần sang se lạnh cũng là lúc sản phẩm hạt dẻ được bày bán rất nhiều tại các tuyến đường ở Hà Nội cũng như tại các địa chỉ online trên mạng. Với những lời mời chào hấp dẫn như hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng), hạt dẻ Sapa (Lào Cai) để thu hút người tiêu dùng mua về thưởng thức.
Theo quan sát, những loại hạt dẻ được bán này có kích thước to, tròn, mỏng vỏ, bóng bẩy và vỏ không có lông tơ. Khi luộc chín, có vị bùi bùi. Trên thị trường các loại hạt dẻ này đang được bán với giá từ 49 - 55.000 đồng/kg. Và được các địa chỉ online quảng cáo là có hạn sử dụng tới 2 tuần sau khi mua về.
Hạt dẻ tươi Sapa có giá bán là 49.000 đồng/kg và được quảng cáo là có hạn sử dụng khoảng 2 tuần từ ngày mua về.
Còn hạt dẻ Trùng Khánh đang được bán với giá là 55.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo chị Thu Hoài (Lào Cai) cho biết, ở Sapa chỉ có hạt dẻ rừng. Ngay từ nhỏ chị đã thường cùng bạn lên rừng lấy củi và tìm hạt dẻ rừng để ăn. Theo chị Hoài, hạt dẻ rừng rất hiếm, thường khó kiếm vì ít. Đây cũng là món ăn yêu thích của người dân Lào Cai. Những nhà nào tìm được hạt dẻ rừng cũng thường để cho gia đình thưởng thức chứ ít khi bán ra ngoài.
Cũng theo chị Thu Hoài, hạt dẻ rừng có kích thước nhỏ, luộc lên rất thơm, khi ăn có vị bùi, béo. Đặc điểm của nó hoàn toàn khác với các loại hạt dẻ đang được bày bán trên thị trường và các trang mạng. Hơn nữa nếu có bán thì giá cũng không thể rẻ tới mức đó.
Hạt dẻ rừng Sapa khi luộc lên rất thơm, khi ăn có vị bùi, béo. Đặc điểm của nó hoàn toàn khác với các loại hạt dẻ đang được bày bán trên thị trường.
Chị Thu Trang (tiểu thương bán nước tại ngõ Tây Sơn, Đống Đa) cũng đang bán loại hạt dẻ này. Theo chị Thu Trang, do nhà gần mặt đường nên cứ khi nào thời tiết chuyển lạnh là chị lại bán ngô, khoai nướng và hạt dẻ rang.
Chị thường nhập hàng từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) do các mối đổ sỉ về đây. Mỗi đợt chị lấy từ 20 - 30kg hạt dẻ. Còn hôm nào nhỡ hàng thì chị Thu Trang thường chạy ra chợ Hà Đông lấy một ít về bán tạm.
Theo chị Thu Trang mua hàng ở đấy có giá rẻ, tội gì mà không nhập. Cứ vào mùa lạnh là hạt dẻ đắt khách. Rang nóng lên vừa dễ ăn lại ấm bụng, khách hàng cũng không quan tâm nhiều tới nguồn gốc của hạt dẻ.
Chính bản thân nhiều người bán hàng cũng không thể phân biệt được hạt dẻ Sapa thật và hạt dẻ Trung Quốc đang đội lốt.
Theo chị, loạt hạt dẻ này cũng không sợ ngâm tẩm hóa chất hay thuốc sâu nên yên tâm bán. Khách tới mua rất đa dạng, từ người trẻ tới người già. Mỗi lần đều lấy từ nửa cân là ít, không thì vài cân mang đi.
Tấm biển treo trên cửa hàng đề là hạt dẻ Sapa cũng để khách hàng tin tưởng hơn, chứ bản thân chị cũng chưa phân biệt được đó có phải hạt dẻ Sapa thật hay không. Tuy nhiên, từ trước tới nay chị vẫn ăn hạt dẻ chị bán mà không bị sao cả.
Kéo theo nghi vấn bánh hạt dẻ Sapa
Trên thị trường, ngoài sản phẩm hạt dẻ Sapa, người tiêu dùng cũng thấy xuất hiện bánh hạt dẻ Sapa được rất nhiều địa chỉ online rao bán. Với các lời quảng cáo hấp dẫn như bánh được làm từ hạt dẻ Sapa chuẩn, bùi ngon, thơm nức.
Giá bán của 10 chiếc bánh hạt dẻ Sapa đang bán trên thị trường đang dao động từ 72 - 80.000 đồng. Tính ra chỉ 7 - 8.000 đồng/chiếc.
Bánh hạt rẻ có giá bán trên thị trường là 72.000 đồng/10 chiếc.
Và đắt nhất là 80.000 đồng/10 chiếc.
Tuy nhiên, cũng theo chị Thu Hoài (Lào Cai) nhận định, hạt dẻ rừng đã hiếm vậy thì càng không thể có bánh hạt dẻ chuẩn Sapa như nhiều địa chỉ online đang rao bán. Tính đơn giản một cân hạt dẻ cả vỏ và hạt đã là 50.000 đồng. Vậy làm được chiếc 10 cái bánh cần mấy mấy cân hạt. Tại sao giá thành lại rẻ tới như vậy.
Chị Thu Hoài cũng chưa từng ăn thử chiếc bánh hạt dẻ này. Tuy nhiên, chị cho rằng mình sẽ không mua loại bánh này vì không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ cụ thể như thế nào.
Bánh hạt dẻ Sapa.
Trên thị trường hiện đang xuất hiện rất nhiều các sản phẩm hạt dẻ, bánh hạt dẻ được rao bán là có nguồn gốc từ Sapa, Trùng Khánh. Tuy nhiên, xuất xứ, nguồn gốc thật sự của những sản phẩm này thì đến cả người trong cuộc cũng chưa dám chắc.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên cân nhắc tới việc sử dụng các mặt hàng này. Để tránh tình trạng tiền mất mà tật lại mang.
Cách phân biệt hạt dẻ Trung Quốc và hạt dẻ Sapa, Trùng Khánh
Hạt dẻ Trung Quốc: Nhìn kĩ thì thấy hạt dẻ to, tròn, mỏng vỏ, bóng bẩy và rốn không có lông tơ. Khi luộc chín, không có mùi thơm. Nhưng thịt nó rất ngọt. Ngọt như trộn đường. Điều dễ nhận biết nhất là hạt dẻ này được bán quanh năm. Mùa nào cũng có. Hạt dẻ để trong thời gian dài mà không sợ bị thâm, thối.
Hạt dẻ Sapa, Trùng Khánh: Loại hạt dẻ này thường có vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Nếu đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Nếm thấy vị ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, hạt tự mềm ra như bột bánh khảo.
Vào thời điểm cuối thu đầu đông là hạt dẻ xù lông rụng rốn. Hái về phải chế biến ngay và không được để lâu. Vì nếu để lâu hạt dẻ sẽ bị thâm thối và bốc mùi không ngửi được.
Cách bảo quản hạt dẻ tốt nhất là bạn nên bỏ vào ngăn đá tủ lạnh.