Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng tướng mạo của một người là do yếu tố di truyền và nguyên tố môi trường cùng tác động. Đối với những người khác nhau sinh sống trong những hoàn cảnh khác nhau thì ngoại hình sẽ có những thay đổi không giống nhau.

Dù là nam hay nữ, trong quá trình trưởng thành cũng đều có thể vì một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan tác động đến mà xảy ra thay đổi về ngoại hình. Đặc biệt là ở độ tuổi 18, xương phát triển nhanh, sự thay đổi nội tiết và trưởng thành của cơ quan sinh dục cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi ngoại hình của một người.

Ngoài ra, con gái ở độ tuổi trưởng thành thường trang điểm cho bản thân trở nên xinh đẹp hơn, khiến cho mọi người cảm thấy có sự thay đổi. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ hầu như không có thay đổi quá lớn, hoặc thay đổi quá ít mà không quan sát kỹ thì không thể phát hiện ra.

5d782f4bb7a8c40e518b86f9346a8b07-15796965807391086980865.jpgzpzbclu-1579696455653575556862.jpg

Vậy nhân tố nào ảnh hưởng đến ngoại hình?

Ngoài sự phát triển của xương và sự thay đổi nội tiết khiến vẻ ngoài của một người thay đổi, những thói quen sinh hoạt hoặc ảnh hưởng của thuốc cũng có ảnh hưởng không nhỏ.

1. Thói quen sinh hoạt

Thói quen ăn uống

Từ thời thơ ấu, các thói quen ăn uống đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tướng mạo của chúng ta.

Nếu một đứa bé quá phụ thuộc vào núm vú giả sẽ khiến sự phát triển của lợi và nướu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn hàm và hình dạng mặt.

Nhai 1 bên trong thời gian dài sẽ gây ra sự mất cân bằng trong sự phát triển của cơ nhai trái phải, khiến mặt bị mất cân đối.

Thói quen tư thế

Tư thế khi ngồi hoặc khi đứng không đúng có thể làm biến dạng xương và gây ra hiện tượng bị gù lưng hoặc bướu cổ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà về lâu về dài còn có thể gây ra một số bệnh khác.

photo-1-1579696258224826664621.jpg

Ngoài ra, tư thế khi ngủ cũng có ảnh hưởng khá lớn. Một người thường dành 1/3 cuộc đời để ngủ.Tư thế ngủ không phù hợp sẽ đè nén đến các dây thần kinh hoặc làm cho cơ bắp chịu lực không đều, từ đó ảnh hưởng đến ngoại hình.

2. Ảnh hưởng của bệnh và thuốc

Một số bệnh

Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, ví dụ như viêm Amidan có thể làm tắc mũi, ảnh hưởng đến hô hấp. Trường hợp nặng thậm chí còn ảnh hưởng đến ngoại hình.

Thuốc

Uống một số loại thuốc cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự trao đổi chất hoặc nội tiết của cơ thể. Uống quá nhiều thuốc sẽ gây nên phù cục bộ, mỡ tích tụ quá nhiều ở một bộ phận hoặc thay đổi sắc tố da, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình.

Bí kíp để có được vẻ ngoài xinh đẹp là gì?

1. Thói quen sinh hoạt

Cha mẹ có em bé nên lập một kế hoạch ăn uống hợp lý, ngưng sử dụng núm vú giả kịp thời.

2. Ăn uống

eat-clean-la-gi-15796965231561840777634.jpg

Phải kết hợp ăn uống điều độ để bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Chú ý bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu nếu không sẽ dễ dàng bị viêm nóng , ảnh hưởng đến làn da và ngoại hình.

Khi ăn phải chú ý nhai đều hai bên, vệ sinh răng lợi đúng cách.

3. Tư thế

Cố gắng điều chỉnh tư thế ngồi và đi đứng, đề phòng xương bị biến dạng, thay đổi kịp thời những dáng ngủ không tốt cho cơ thể. Ngoài ra phải chú ý sống có quy luật, thường xuyên tập thể dục, có lợi cho việc chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể, cơ thể tiết hormone sẽ ổn định hơn, giảm mọc mụn do rối loạn nội tiết.

Nguồn: Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022