Bệnh nhân B (50 tuổi, quê quán Nghệ An) đến Bệnh viện TWQĐ 108 ngày 18/6 trong tình trạng co giật nửa mặt bên phải nhiều, kéo dài. Theo lời kể của bệnh nhân, biểu hiện co giật nửa mặt phải xuất hiện đã 25 năm nay, người này cũng đã đi khám và điều trị nhiều nơi (tiêm botox, châm cứu, nội khoa…) nhưng không đỡ. Gần đây, chứng co giật nửa mặt phải ngày càng tăng lên.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhận bị xung đột mạch máu - thần kinh mặt (TK số VII) - bên phải, chỉ định mổ. Đây cũng là 1 ca bệnh khó vì không thấy rõ hình ảnh xung đột mạch máu - thần kinh trên phim cộng hưởng từ. 

Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công, các triệu chứng co giật mặt gây ảnh hưởng cuộc sống suốt 25 năm qua của bệnh nhân đã hoàn toàn được loại bỏ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh và được ra viện vào ngày 26/6. 

khong-co-tieu-de-14-171980174663818779819.png

Hình ảnh dây thần kinh số VII sau khi được giải ép

Co giật nửa mặt (Hemifacial spasm) là bệnh lý thần kinh mãn tính, biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi những cơn co giật một bên mặt, ngắt quãng và không theo chủ ý. Bệnh không gây đau hay đe dọa tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tâm lý xã hội của người bệnh nếu không được điều trị. Phẫu thuật giải ép vi mạch thông qua đường sau xoang sigma là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý này

Để phòng ngừa cơn co giật nửa mặt người dân nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh stress, thường xuyên luyện thể dục thể thao và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Nếu xuất hiện các triệu chứng co giật nửa mặt, cần đi khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022