Bì lợn mang lại hiệu quả không ngờ với sức khoẻ
Trong lợn có một phần có khả năng hạ huyết áp, đường huyết và cả mỡ máu nhưng ít người biết, đó chính là bì lợn.
Bì lợn rất giàu collagen - một loại protein cấu trúc quan trọng có thể duy trì sức khỏe của da, xương, khớp và mạch máu. Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng collagen có thể thúc đẩy tính đàn hồi của thành mạch máu và hạ huyết áp, giúp duy trì chức năng bình thường của mạch.
Cùng với đó, bì lợn cũng chứa một lượng lớn chất keo tự nhiên có độ bám dính tốt, tăng cường khả năng hấp thụ cholesterol và chất béo dư thừa trong cơ thể, ngăn không cho chúng tiến vào tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đồng thời, chất keo trong bì lợn còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy chất keo này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, làm lượng đường trong máu tăng chậm, giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm việc sử dụng insulin.
Bì lợn tuy có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết và giảm mỡ máu nhưng cũng cần chú ý ăn uống điều độ vì da lợn là thực phẩm chứa nhiều chất béo, ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.
Protein trong bì lợn không đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể, hàm lượng chất béo cao, lượng natri nhiều dễ dẫn đến khó tiêu khi ăn nhiều. Hàm lượng collagen có trong bì lợn cũng không thể chuyển hoá hết mà chỉ hấp thụ được lượng nhỏ nên không nên ăn quá nhiều bì lợn với mong muốn bổ sung nhiều collagen cho cơ thể.
Lợi ích của thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp protein chất lượng cao quan trọng, chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể để duy trì chức năng cơ, xương và các cơ quan hoạt động hiệu quả.
Cùng với đó, thịt lợn cũng là nguồn cung cấp vitamin B phức hợp tốt như vitamin B1, B2, B3 và B6. Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Thịt lợn cũng rất giàu khoáng chất như sắt, kẽm và Selenium cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của máu, hệ thống miễn dịch và nhiều chức năng khác của cơ thể.
Thịt lợn rất giàu chất béo, hầu hết là các axit béo không bão hòa như axit linoleic, axit béo omega-3. Những axit béo này rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch và giúp giảm hàm lượng cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Thịt lợn cũng chứa một lượng cholesterol nhất định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp thụ một lượng vừa phải cholesterol và chất béo có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng lipid máu. Chính vì vậy, cần khống chế số lượng thịt lợn tiêu thụ ở mức vừa phải kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.
Những bộ phận trong lợn nên hạn chế ăn
1. Chân giò
Chân giò lợn rất giàu collagen nhưng cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
Vì vậy, để duy trì sức khỏe tim mạch, tốt nhất nên hạn chế việc ăn chân giò lợn.
2. Cật lợn
Cật lợn chứa nhiều cholesterol và purine, nếu nạp một lượng quá nhiều có thể dẫn đến có thể gây ra bệnh gút. Gút là một loại viêm khớp gây đau và sưng khớp, vì vậy đối với những người có mức cholesterol cao hoặc nhạy cảm với purine, nên hạn chế ăn cật.
3. Phổi lợn
Phổi là cơ quan hô hấp nhưng chúng cũng có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí, tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, nên hạn chế ăn phổi lợn càng ít càng tốt.
Nguồn: Sohu