Chị Phương (31 tuổi, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện mà nhiều chị em sẽ thấy quen thuộc: Mẹ chồng vay tiền – vợ ái ngại – chồng né tránh.
Những khoản vay ghim mác "thể hiện chữ hiếu"
Chị tâm sự: "Lần đầu, mẹ vay 50 triệu để sửa bếp, nói tháng sau trả. Tôi đồng ý ngay vì nghĩ, mẹ mình mà. Tôi nói biếu nhưng bà không lấy, nhất định vay là vay. Vậy là vợ chồng tôi biếu thêm ông bà 50 triệu nữa. Nhưng rồi vài tháng sau không thấy nhắc gì. Lần hai là 10 triệu đi đám cưới họ hàng trong Nam. Lần ba, mẹ hỏi vay 5 triệu để đưa bác ruột đi khám, lúc đó tôi mới thật sự đắn đo. Vì tất cả các khoản đó đều không phải lo việc của ông bà mà toàn là chuyện thiên hạ, sao tôi gánh được?".
Cả ba lần, chị Phương không dám hỏi lại trực tiếp. Khi góp ý với chồng, hy vọng anh là cầu nối để nói lại nhẹ nhàng với mẹ, thì nhận về một câu đầy tổn thương: "Em tính toán với cả người đẻ ra chồng mình à?".
Chị Phương kể, lúc ấy mình vừa ấm ức, vừa tủi thân: "Tiền không tiếc nhưng cảm giác mình không được tôn trọng, còn bị gán là tính toán chỉ vì muốn rõ ràng, nó nặng hơn cả số tiền chưa trả".

Ảnh minh họa
Cách xử lý khiến chồng và mẹ chồng đều thay đổi
Sau một thời gian không khí gia đình căng thẳng, chị Phương quyết định đổi cách tiếp cận. Chị không nhắc lại chuyện cũ, không nói đến tiền, chị chủ động lập bảng tài chính gia đình, chia thành các khoản: chi cố định – tiết kiệm – chi linh hoạt – khoản "hỗ trợ nội ngoại".
Chị đề nghị chồng cùng ngồi xuống xem lại ngân sách hàng tháng và nói: "Em muốn mình có một khoản riêng để hỗ trợ bố mẹ hai bên nhưng mình cần thống nhất cách dùng. Mẹ có hỏi thì mình vẫn giúp, nhưng có thời hạn và em sẽ là người gửi nếu anh đồng ý. Hoặc nếu không em sẽ đưa kinh tế anh cầm, anh chợ búa, đối nội đối ngoại".
Chị không nhắc chuyện vay cũ nhưng thiết lập ranh giới rõ ràng từ khoản mới. Từ đó, có vay – có lịch trả và chị là người ghi nhận bằng tin nhắn rõ ràng.
Sau 2 tháng, mẹ chồng chủ động chuyển trả từng phần khoản cũ, thậm chí… gửi kèm lời nhắn: "Mẹ xin lỗi vì làm con khó xử, giờ có gì mẹ sẽ nhờ con trước".
"Chồng tôi cũng thay đổi, cho cầm kinh tế 1 tuần là sợ xanh mặt", chị Phương cho biết.

Ảnh minh họa
Làm sao để giữ tình thân mà vẫn không mất quyền lợi?
Vấn đề không nằm ở số tiền, mà nằm ở sự mập mờ trong ranh giới. Rất nhiều mâu thuẫn tài chính giữa nàng dâu – mẹ chồng là do không ai dám nói rõ.
3 cách thiết lập ranh giới tài chính mà vẫn giữ hòa khí:
Tình huống nhạy cảm
Gợi ý cách xử lý
Bên nội hỏi vay tiền
Cả hai vợ chồng cùng đứng ra trả lời, không để một người đơn độc xử lý
Không trả đúng hạn hoặc không nói gì
Lập bảng chi – lưu tin nhắn hoặc trao đổi nhẹ nhàng theo kiểu "kế hoạch tài chính"
Chồng né tránh, đẩy sang vợ
Hẹn thời gian cụ thể để ngồi lại cùng nhau bàn bạc nguyên tắc chung
Gợi ý công cụ hỗ trợ rõ ràng – văn minh:
ZaloPay, MoMo: Chuyển khoản có ghi chú, lịch sử rõ, tránh tranh cãi.
MoneyLover: Ghi chép các khoản "hỗ trợ nội – ngoại" tách riêng khỏi chi tiêu hàng ngày.
LuatVietnam.vn: Tham khảo cách xử lý khoản vay dân sự đúng luật, phòng ngừa rủi ro.
Làm dâu không phải là đưa hết, chịu hết, nhịn hết mà là biết cách giữ ranh giới đúng lúc, đúng cách để không ai tổn thương mà vẫn tôn trọng nhau.
Tiền không nên là thứ khiến gia đình rạn nứt. Nhưng nếu không nói rõ, thì từ những khoản nhỏ cũng có thể làm lệch cán cân yêu thương. Và đôi khi, cách bạn nói "không" khéo léo lại chính là cách giữ được tất cả.