Trong một nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), top 3 loại rau giàu giá trị dinh dưỡng nhất bao gồm: số 1 - rau cải xoong, số 2 - bắp cải, số 3 - cải cầu vồng.

Cải cầu vồng là một loại rau lá xanh thuộc họ Chenopodioideae. Với hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, loại rau này mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

Trong 175 gram cải cầu vồng nấu chín cung cấp:

- Lượng calo: 35

- Chất đạm: 3,3 gam

- Carb: 7 gam

- Chất xơ: 3,7 gam

- Vitamin K: 477% giá trị hàng ngày (DV)

- Vitamin A: 60% DV

- Magiê: 36% DV

- Vitamin C: 35% DV

- Đồng: 32% DV

- Mangan: 25% DV

- Sắt: 22% DV

- Vitamin E: 22% DV

- Kali: 20% DV

- Canxi: 8% DV

Có thể thấy, chỉ với hàm lượng nhỏ, cải cầu vồng cung cấp giá trị dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể rất cao.

swiss-chard-benefits-1296x728-feature-1719303828641757229204.jpg

Cải cầu vồng đứng thứ 3 trong danh sách rau giàu dinh dưỡng nhất

1. Lợi ích sức khoẻ nổi bật của cải cầu vồng

- Tốt cho sức khoẻ tim mạch

Cải cầu vồng có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch là nhờ có chứa các thành phần chống viêm, phytonutrient và chất chống oxy hóa.

Đặc biệt, loại cải này có hàm lượng kali, canxi và magiê khá cao. Các khoáng chất này đều có tác dụng giúp điều hòa huyết áp.

Canxi giúp điều hòa lượng máu thông qua vai trò co bóp mạch máu, giúp mạch máu co lại và thư giãn khi cần thiết. Kali cũng ảnh hưởng đến sự co bóp của mạch máu thông qua vai trò của nó trong chức năng cơ. Kali đóng một vai trò thiết yếu trong việc truyền tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh giao cảm và tim. Mặt khác, magiê điều chỉnh natri và kali trong và ngoài tế bào.

- Tốt cho xương

Chỉ với 175g cải cầu vồng đã cung cấp cho cơ thể vitamin K đến 477% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Mà vitamin K có thể giúp cải thiện sự hấp thụ canxi và giảm lượng canxi thải ra trong nước tiểu, từ đó làm tăng mật độ khoáng của xương và ngăn ngừa viêm xương khớp.

Ngoài ra, vitamin K là đồng yếu tố cho các phản ứng enzyme liên quan đến tổng hợp protein để đông máu và chuyển hóa xương.

- Giảm lượng đường trong máu

Cải cầu vồng rất giàu axit alpha-lipoic (ALA), một chất chống oxy hóa có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức glucose. Việc bổ sung ALA có thể ảnh hưởng tích cực đến việc tiết insulin và dẫn truyền thần kinh. Do vậy, loại rau này là thực phẩm "lý tưởng" cho những người bị tiểu đường.

Hơn nữa, chất xơ trong cải cầu vồng cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Do đó, có thể làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu, giúp ổn định lượng đường trong máu.

swisschard-6193e3b4941b4479979f5df338ae6ea3-1719303939962408698832.jpg

Cải cầu vồng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu

- Giảm nguy cơ ung thư

Theo Health, cải cầu vồng có chứa chất diệp lục, được cho là có đặc tính chống ung thư. Chất diệp lục có thể ức chế sự hấp thu và sinh khả dụng của chất gây ung thư, đồng thời giúp loại bỏ các chất gây ung thư chưa được chuyển hóa.

Ngoài ra, trong cải cầu vồng có chứa nhiều chất chống oxy hoá, chất này có thể bảo vệ tế bào, phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.

- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Trong cải cầu vồng chứa hàm lượng sắt và đồng cao, cả hai chất đều cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu. Do đó, bằng cách đưa cải cầu vồng vào chế độ ăn của bạn, bạn có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu và duy trì mức năng lượng tối ưu.

- Phòng ngừa bệnh về mắt

Cải cầu vồng có chứa các chất có thể ngăn chặn thoái hóa điểm vàng như vitamin C và E, beta- carotene và kẽm. Ngoài ra, bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống thường xuyên cũng giúp phòng ngừa một số tình trạng về mắt khác như mờ mắt.

2. Lưu ý khi ăn cải cầu vồng

Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, nhưng loại rau này vẫn có thể gây ra những rủi ro đối với sức khoẻ nên mọi người cần lưu ý:

- Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu nên bổ sung cải cầu vồng một cách cẩn trọng: Những thay đổi đột ngột (tăng hoặc giảm) trong việc tiêu thụ vitamin K có thể gây cản trở hiệu quả của thuốc chống đông máu. 

Do đó, nếu đang sử dụng loại thuốc này, bạn nên bổ sung cải cầu vồng với một lượng nhất định hàng ngày hoặc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung loại rau này.

- Chế biến đúng cách để phòng ngừa nguy cơ sỏi thận: Giống như các loại rau xanh khác, cải cầu vồng chứa hàm lượng oxalate cao, có thể gây ra sự hình thành của sỏi oxalate canxi trong thận. Để giảm hàm lượng oxalat, bạn nên luộc rau và tránh ăn sống.

Ngoài ra, uống đủ nước, giới hạn lượng natri tiêu thụ và đảm bảo lượng canxi đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nguồn và Ảnh: Healthline, Health

https://kenh14.vn/loai-rau-dung-thu-3-trong-danh-sach-rau-giau-dinh-duong-nhat-cdc-my-khuyen-khich-nen-an-thuong-xuyen-20240625154215276.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022