Trong kho tàng tư tưởng và triết lý phương Đông, nhiều câu nói xưa vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Một trong số đó là: “Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân”. Đây không chỉ là lời dạy về cách ứng xử mà còn là kim chỉ nam cho những ai muốn giữ gìn đạo đức, tránh tai họa trong cả lúc khốn khó lẫn khi giàu sang. Vậy tam nghệ và tam nhân ở đây là gì? Hãy cùng tìm hiểu.

Tam nghệ là gì? Vì sao người nghèo nên tránh?

“Tam nghệ” ở đây không đơn thuần chỉ ba nghề nghiệp cụ thể, mà là ba kiểu kinh doanh hay hướng đi dễ khiến người nghèo rơi vào nguy hiểm nếu sa chân vào.

1. Kinh doanh rủi ro cao

Những mô hình kinh doanh “lợi nhuận cao”, “lãi suất khủng”, thường kèm theo những rủi ro tiềm tàng. Nhiều người nghèo vì muốn đổi đời nhanh chóng đã dốc hết vốn liếng, thậm chí vay nợ để đầu tư. Khi dự án sụp đổ, họ không chỉ mất trắng mà còn rơi vào vòng xoáy nợ nần, thậm chí suy sụp cả tinh thần.

Cổ nhân từng nói: “Cầu vinh hoa phú quý trong hiểm nguy là chuyện của người giàu, không phải người nghèo”. Người nghèo cần ổn định, làm việc thực tế và có trách nhiệm với gia đình mới là điều khôn ngoan.

co-nhan-ngoisaovn-2-ngoisaovn-w1280-h641-1727.jpg

2. Kinh doanh phi pháp

Trong lúc túng quẫn, không ít người chọn con đường trái pháp luật với suy nghĩ “liều ăn nhiều”. Tuy nhiên, đây là lối đi dẫn thẳng đến vòng lao lý. Một người nghèo mất đi tự do sẽ khiến cả gia đình thêm khốn đốn.

Khi đã không có gì trong tay, càng cần giữ vững đạo đức và sự lương thiện, tránh vì phút chốc mà đánh mất cả tương lai.

3. Hùn hạp làm ăn không rõ ràng

Nhiều người có chí làm giàu nhưng lại thiếu năng lực và vốn, nên chọn cách hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, khi đồng tiền chia không đều, mâu thuẫn lợi ích là điều tất yếu. Kết quả thường là vừa mất tiền, vừa mất bạn, thậm chí là người thân cũng trở mặt.

Làm ăn chung rất dễ nảy sinh tranh chấp. Người nghèo nếu không có nền tảng vững chắc thì càng nên cẩn trọng.

Tam nhân là gì? Vì sao người giàu nên tránh?

co-nhan-ngoisaovn-4-ngoisaovn-w900-h501-1727.jpg

“Tam nhân” không ám chỉ ba người cụ thể, mà là ba kiểu người mà người giàu có nên thận trọng khi tiếp xúc. Bởi khi có tiền, quyền lực và danh tiếng, cũng là lúc dễ gặp cám dỗ và kẻ tiểu nhân.

1. Nhân tình

Khi cuộc sống đủ đầy, nhiều người dễ bị cuốn vào chuyện tình cảm ngoài luồng. Đây là con dao hai lưỡi, dễ khiến sự nghiệp sụp đổ, gia đình tan vỡ. Không ít quan chức, người thành đạt đã đánh mất tất cả chỉ vì một mối quan hệ sai trái. Dù giàu sang thế nào, cũng không nên để sắc dục làm mờ lý trí.

2. Người “quý nhân” giả danh

Trong đời, đôi khi gặp được người giúp ta vượt khó là điều may mắn. Tuy nhiên, khi đã có vị thế, việc tiếp tục dựa dẫm hay mong chờ người khác “nâng đỡ” lại dễ khiến ta bị chi phối, thao túng hoặc lạm dụng lòng tin.

Hãy biết ơn người từng giúp mình, nhưng đừng phụ thuộc. Mỗi người vẫn phải tự bước đi bằng chính đôi chân mình.

3. Kẻ từng là thù địch

Khi bạn thành công, những người từng ganh ghét, đố kỵ có thể tiếp cận bạn với vẻ ngoài thân thiện. Nhưng đó có thể chỉ là lớp vỏ bọc để họ chờ thời trả thù hoặc lợi dụng bạn.

Càng thành công, càng cần tỉnh táo để phân biệt bạn – thù, tránh để tình cảm che mờ lý trí.

Câu nói “Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân” không phải là lời phán xét, mà là bài học sâu sắc về sự tỉnh táo và chừng mực trong cuộc sống. Dù trong hoàn cảnh nào, giàu hay nghèo, việc giữ vững đạo đức, lý trí và lòng biết ơn mới là nền tảng để sống an yên và bền vững.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022