Tiểu Minh (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay 6 tuổi, sống cùng gia đình tại Hồ Nam, Trung Quốc. Vốn là cậu bé khỏe mạnh, thích vận động nhưng đột nhiên Tiểu Minh thường xuyên kêu đau nhức và thậm chí khó khăn khi đi lại. Bố mẹ Tiểu Minh hoảng loạn, sau khi kiểm tra không thấy dấu vết chấn thương liền nghĩ rằng con mình bị mắc chứng bệnh lạ và đưa con tới khoa xương khớp để khám.

Thật không ngờ, chẩn đoán X-quang phát hiện cơ thể cậu bé chứa đầy ký sinh trùng. Ước tính có tới trên 5000 ký sinh trùng phân tán từ đầu tới chân, chúng xâm chiếm nhiều cơ quan quan trọng và thậm chí xuất hiện các lỗ ăn mòn ở não, phổi và khoang bụng.

-17043768498081357517467.jpg

Cậu bé 6 tuổi bị ký sinh trùng ăn rỗng nhiều lỗ ở não bộ, phổi do ăn cua sống (Ảnh bác sĩ cung cấp)

Các bác sĩ cũng bàng hoàng trước kết quả này. Mẹ Tiểu Minh sốc nặng tới mức ngất xỉu, người bố thì ôm mặt khóc tức tưởi khi biết nguyên nhân khiến con mắc bệnh.

Hóa ra, trước đây cậu bé thường được ăn món cua sống với mong muốn bồi bổ cơ thể, phát triển chiều cao. Món này chứa trứng của ký sinh trùng sán lá phổi paragonimus westermani, gây ra bệnh paragonimzheim. Một khi xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ di chuyển khắp nơi và làm nhà ở khắp mọi nơi, đồng thời cũng ăn mô người. Như ở trường hợp của Tiểu Minh, chúng đã bắt đầu ăn mô ở não bộ, phổi và một số vị trí trong khoang bụng.

Bác sĩ cảnh báo 5 món ăn dễ chứa ký sinh trùng sán lá phổi

Nói về trường hợp của Tiểu Minh, bác sĩ Bao Xiulan - Tưởng khoa nhi tại Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, nhiễm ký sinh trùng do ăn đồ tươi sống trên thực tế vô cùng phổ biến và mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn rất nhiều so với người dân đánh giá. Điểm đáng lo là hầu hết các loại ký sinh trùng đều rất khó phát hiện ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh cũng rất lâu nhưng khi bùng phát lại rất nhanh gây tổn thương, nguy hiểm tính mạng.

capture-17043772291991021922907-17043805575702135634173.jpg

Sán lá phổi có thể xâm nhập vào phổi, não bộ và ăn mô gây nguy hiểm tính mạng (Ảnh minh họa)

Ví dụ như với ký sinh trùng paragonimus westermani ở Tiểu Minh, chúng tấn công con người và động vật. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tuần, có thể kéo dài từ 1 đến vài năm. Sán trưởng thành có thể sống trong cơ thể con người từ 5 đến 6 năm, thậm chí có con sống tới 20 năm.

Khi cơ thể bị nhiễm sán lá phổi, sán sẽ di chuyển khắp cơ thể và gây tổn thương các cơ quan, dẫn đến sốt, viêm và các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan. Khi loại sán này ký sinh trong phổi, các triệu chứng liên quan đến tổn thương phổi cũng sẽ xuất hiện như tức ngực và ho ra đờm màu rỉ sét.

Bác sĩ Bao nhắc nhở, cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng là ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng có 5 loại thực phẩm không nên ăn sống vì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao:

Thịt đỏ:

Nhiều người thích ăn các món thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt dê, thịt cừu…) vì hương vị đặc biệt và cho rằng nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín kỹ có thể tạo cơ hội cho rất nhiều ký sinh trùng xâm nhập và gây bệnh. Ví dụ như sán lá gan, sán lợn, sán bò, sán lá phổi… các loại giun, vi khuẩn khác. Đặc biệt, màu sắc của thịt đỏ có thể khiến chúng ta khó phát hiện sự tồn tại của trứng sán hay ấu trùng sán.

Rau củ thủy sinh:

Các loại thực vật thủy sinh như củ niễng, củ năng, cần tây, củ sen, hạt dẻ nước... hoặc bất cứ loại rau nào chúng ta đem trồng ở đầm lầy, ao hồ đều có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao nếu ăn sống. Phổ biến nhất là sán lá gan lớn, sán bã trầu, sán lá ruột… Ngay cả khi ăn chín, chúng ta cũng cần rửa thật sạch và đảm bảo nguồn nước trồng rau củ không nhiễm khuẩn, độc hại.

Tôm, cua sống:

Tôm, cua là nơi trú ẩn của vô số các loại giun, sán ký sinh. Điển hình như loại giun có tên là Paragonimus westermani mà Tiểu Minh nhiễm phải. Cua, tôm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh độc hại này. Những người ăn sống chúng sẽ mắc bệnh paragonimiasis, mức độ nhẹ gây ho, ho ra máu, trường hợp nặng có thể xâm lấn não và các cơ quan khác, dễ xâm nhập vào não gây thoát vị não, thậm chí tử vong.

-1704376845785743677541.jpg

Ngoài sán lá phổi, cua sống ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và các loài giun sán nguy hiểm khác (Ảnh minh họa)

Cá sống:

Những người thích ăn cá sống, nhất là các món sashimi rất dễ bị nhiễm các loại giun sán và ký sinh trùng nguy hiểm khác. Các loại cá nước mặn như cá hồi, cá ngừ rất dễ bị nhiễm anisakzheim. Loại ký sinh trùng này đặc biệt ký sinh ở động vật biển, khi xâm nhập vào cơ thể con người không những có thể tồn tại lâu dài mà còn gây đau bụng, phản ứng dị ứng mạnh, thậm chí có thể xuyên qua thành ruột, tạo thành áp xe trong khoang bụng.

Còn ăn cá nước ngọt sống có thể dẫn đến nhiễm sán lá gan, gây viêm đường mật, sỏi mật, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.

Thịt ốc:

Bác sĩ Bao chỉ ra rằng ốc, đặc biệt là ốc đồng rất nguy hiểm nếu ăn khi nấu chưa chín kỹ. Bởi ốc đồng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, thường gặp nhất là Angiostrongylus cantonensis trong khi vỏ ốc đồng cứng nên việc tiêu diệt ký sinh trùng này tương đối khó khăn. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, loại ký sinh trùng này sẽ di chuyển giữa các cơ quan khác nhau, tấn công hệ thần kinh trung ương, phổi, mắt… gây viêm màng não, suy giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.

Còn với anh em ốc sên là ốc táo thì không nên ăn dù đã chín hay chưa, vì trong một con ốc táo có tới 6.000 ký sinh trùng và trong quá trình nấu chín, nội ký sinh bên trong có thể trở nên ngoan cường hơn, không hề dễ tiêu diệt. Ngoài ra, nước thô mà ốc dựa vào để sinh tồn là không thể uống được vì chứa vi khuẩn, ký sinh trùng.

Nguồn và ảnh: Skypost, ETtoday, Asia One

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022