Nhịp sống hối hả của hiện đại khiến mọi người quay cuồng với công việc, học tập và thói quen ăn uống hàng ngày cũng bị thay đổi.

Một trong những nguyên nhân khiến dạ dày ngày một "xuống cấp" hơn chính là từ thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc không đúng cách. Dưới đây là 5 thói quen phổ biến khiến chức năng của dạ dày ngày một suy giảm:

Ăn không đúng bữa

Đây là một trong những thói quen phổ biến ở rất nhiều người. Ăn không đúng giờ khiến niêm mạc dạ dày rơi vào tình trạng "tự tiết axit và tự tiêu hóa"!

Hay nói cách khác, cơ thể mỗi người đều có cơ chế tiết ra axit dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn. Việc ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn qua loa nhất là bữa sáng khiến nhịp sinh học của dạ dày bị rối loạn. Từ đó dễ gây ra các bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay các bệnh khác.

healthy-foods-that-are-great-sources-of-iron-00-1440x810-16240101477291565945301.jpg

Đọc thêm:

+ Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Điểm danh những loại nước uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày

+ Bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không?

Các chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên duy trì thói quen ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và cố gắng ăn vào giờ cố định.

Ăn đêm/ăn khuya

Thực tế thì có rất ít người chịu được cơn đói cồn cào vào lúc nửa đêm và giải pháp thường thấy chính là ăn đêm.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì việc thức quá khuya và ăn đêm thường xuyên có thể khiến dạ dày hoạt động quá tải, niêm mạc dạ dày đáng lẽ "nên được nghỉ ngơi" thì lại tiếp tục chu trình tiêu thụ thức ăn. Lúc này dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh viêm loét và thậm chí là ung thư dạ dày!

9b0eadc0-ba26-4275-a06b-e88c881913fc-image1610898043288-1624010298577697805582.jpg

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học National Autonomous ở Mexico cho biết rằng, ăn vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường bởi thói quen này đã phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể.

Ăn quá no

Các nhà khoa học cho biết ngoài việc có thể gây tăng cân do dung nạp lượng calo quá mức cần thiết thì việc ăn quá nhiều, quá no có thể dẫn tới nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,.. do dạ dày phải hoạt động liên tục dẫn tới quá tải.

overeating-and-brain-1-1624010373521444301378.jpg

Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Một trong những câu mà chúng ta hay nghe được nhất trên bàn ăn chính là "ăn nhanh đi cho nóng". Tuy nhiên, ăn quá nóng lại khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương - nhất là đối với những người đang mắc bệnh dạ dày.

Không chỉ tác động xấu tới dạ dày mà thức ăn nóng còn khiến niêm mạc miệng và thực quản cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng việc ăn thức ăn quá nóng trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vì thế cần hết sức cẩn thận.

gettyimages-1147152535-1624010552427167144077.jpg

Tương tự như vậy với các thức ăn hay đồ uống quá lạnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa. Nếu như thường xuyên ăn/uống thực phẩm lạnh có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày với các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, đại tiện lỏng,...

Ăn quá nhanh

Thói quen này rất dễ thấy ở dân văn phòng, nhất là vào các bữa sáng. Ăn quá nhanh, ăn vội vàng có thể khiến thức ăn chưa thực sự được nghiền nát đã được đưa xuống dạ dày. Từ đó khiến dạ dày mất nhiều thời gian hơn để có thể tiêu hóa được số lượng thức ăn mà bạn vừa đưa vào.

telemmglpict000140914435transnvbqzqnjv4bqpvlberwd9egfpztclimqfyf2a9a6i9ychsjmeadba08-1624010603617338266473.jpeg

Về lâu dài thói quen này sẽ gây đau dạ dày, ảnh hưởng tới vị giác và bạn cũng khó có thể hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại đồ ăn này.

Ngoài ra còn một số thói quen có thể khiến dạ dày của bạn suy yếu chẳng hạn như lạm dụng thuốc giảm đau, hút thuốc lá, uống rượu bia/sử dụng các chất kích thích trong bữa ăn,...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022