Chế độ ăn uống có thể tác động trực tiếp đến các bệnh ung thư. Ăn uống cân bằng và khoa học giúp bạn khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật. Ngược lại, ăn uống thiếu lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả ung thư.

1667445455253988313308-1667445725972815870460.jpg

Ảnh minh họa

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tuy nhiên tiêu biểu nhất là:

1. Tuổi

Một số bệnh ung thư phải mất một thời gian dài mới xuất hiện, có khi là 10 năm hoặc hàng chục năm. Bởi vì sức miễn dịch của người trẻ tuổi tương đối mạnh, có thể làm cho tế bào đột biến chết đi. Tuy nhiên, khi tích tụ các tổn thương hàng chục năm có thể đột ngột gây ra các tổn thương, dẫn đến xuất hiện ung thư.

2. Những thói quen xấu

Cũng có một mối quan hệ nhất định giữa sự xuất hiện của bệnh ung thư và những thói quen xấu. Chẳng hạn, thức khuya sẽ dẫn đến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch, tăng khả năng đột biến tế bào. Thường xuyên hút thuốc và uống rượu bia nhiều có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như phổi, dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư.

166744545184332054549-1667445484907991942728.jpg

Ảnh minh họa

3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Như đã nói, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm hun khói hoặc thực phẩm ngâm chua sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Bởi vì chúng chứa các chất gây ung thư như benzopyrene, aflatoxin, nitrit…

Hay ăn thừa muối, ăn quá mặn, ăn quá ít rau củ và nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ ung thư gan.

4. Môi trường sống

Sự xuất hiện của khối u ác tính liên quan mật thiết đến môi trường độc hại. Ví dụ, làm việc trong môi trường có các chất như thuốc trừ sâu, than đá, amiăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Hoặc tiếp xúc lâu dài với môi trường khói bụi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi .

5. Tổn thương tiền ung thư

Các tổn thương tiền ung thư lúc đầu tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được kiểm soát sẽ phát triển thành ung thư. Tuy nhiên lại ít người quan tâm đúng mực hoặc đa số thiếu hiểu biết, không điều trị dứt điểm kịp thời, đến khi nó trở thành ung thư thì mới hối hận.

Phổ biến như viêm dạ dày mạn tính dù không quá nghiêm trọng nhưng có nguy cơ cao thành ung thư dạ dày. Các tổn thương từ niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm và gây biến chứng đường ruột, cuối cùng là ung thư dạ dày. Hay như tăng sản tuyến vú nếu không khắc phục sớm hoặc điều trị sai cách sẽ có khả năng dẫn đến ung thư vú. Viêm gan, xơ gan cũng rất dễ dẫn đến ung thư gan.

Bốn thực phẩm giàu tính kiềm giúp chống lại tế bào ung thư

Các thực phẩm có tính kiềm giúp giảm bớt tính axit và duy trì pH tối ưu của cơ thể, hạn chế sự hình thành các axit có hại. Tối ưu hóa khả năng hấp thụ các vitamin và khoáng chất, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo tế bào. Từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.

Vì vậy, bạn đừng quên thường xuyên bổ sung 4 thực phẩm giàu tính kiềm sau vào chế độ ăn uống hằng ngày:

1. Bông cải xanh

Các loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh luôn nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe, chống lại ung thư. Chúng rất giàu vitamin A, C và K, cũng như nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như magie, canxi, đồng, kali, sắt, photpho.

-16674454466061550896945.jpg

Ảnh minh họa

Đặc biệt là isothiocyanate, một phân tử có khả năng cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Axit folic và chất chống oxy hóa trong bông cải xanh không chỉ phòng chống ung thư mà còn tốt cho tiêu hóa, tim mạch.

2. Nấm

Nấm có tính kiềm cao trong tự nhiên., đặc biệt là nấm đông cô. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn 90% chất dinh dưỡng trong nấm đông cô có tác dụng chống ung thư và chống ung thư. Chẳng hạn như polysaccharides, có thể cải thiện khả năng miễn dịch và gián tiếp giảm nguy cơ ung thư.

-1667445443500628115239.jpg

3. Dâu tằm

Dâu tằm chứa nhiều anthocyanin, nguyên tố canxi và muối vô cơ cùng hàm lượng vitamin cao. Tuy rằng giá rẻ, dễ kiếm nhưng thực phẩm này không chỉ có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn phòng chống ung thư, đồng thời giúp ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư.

4. Nho khô

Nho khô cũng là một trong những thực phẩm rất giàu tính kiềm. Nho khô có một chất đặc biệt có thể làm giảm khả năng xảy ra đột biến bất thường trong tế bào, giảm nguy cơ mắc ung thư. Nó còn chứa chất resveratrol có thể làm giảm cơ hội hình thành các tế bào ác tính.

-1667445440400915806329.jpg

Ngoài việc đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống thì cũng cần hình thành thói quen sinh hoạt và luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Đồng thời hãy luôn giữ tâm trạng tích cực, khám sức khỏe định kỳ để tránh xa các bệnh ung thư.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Cancer123, Healthline

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022