Bác sĩ Zeng Xiaofeng (làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, bệnh gút là một căn bệnh rất phức tạp, các yếu tố gây ra bệnh bao gồm chế độ ăn uống thiếu cân bằng, chức năng thận kém, hoặc do sử dụng thuốc không lành mạnh.

Để đối phó với bệnh gút một cách hiệu quả, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Trước tiên, hãy giảm lượng thức ăn giàu chất béo và purine cao. Một chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít dầu, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi sẽ giúp ổn định axit uric của cơ thể. Đặc biệt cần hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn.

photo-4-17008189268421115363195.jpg

Để đối phó với bệnh gút một cách hiệu quả, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình.

Các bác sĩ đề nghị những người bị tăng axit uric máu và mắc bệnh gút nên ăn ít hoặc tránh dùng 3 loại rau, 4 loại nước sau đây.

3 loại rau này có hàm lượng purine cao hơn thịt

- Măng tây

Hàm lượng purine trong 100g măng tây có thể lên tới 500mg, thậm chí còn cao hơn một số loại hải sản. Xia Wenlong, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Tongde tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), nhắc nhở rằng nếu thực sự muốn ăn măng tây hàng ngày, bạn hãy chần nó trước khi ăn. Điều này có thể làm giảm lượng purine ở một mức độ nhất định.

- Nấm khô

Dù nấm có kích cỡ rất nhỏ nhưng hàm lượng purine trong chúng lại rất cao, đối với những bệnh nhân bị gút nên tránh ăn nhiều.

- Rong biển

Hàm lượng purine trong 100g rong biển lên tới 415mg, thậm chí còn cao hơn cả gan lợn. Đây là loại thực phẩm không phù hợp cho bệnh nhân gút.

photo-3-17008189258321498895527.jpg

Hàm lượng purine trong 100g rong biển lên tới 415mg

4 loại nước là "thủ phạm" của bệnh gút

Nước dùng cô đặc

Guan Yang, bác sĩ điều trị tại Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Nanfang thuộc Đại học Y miền Nam, nhắc nhở rằng nước dùng được nấu càng lâu thì hàm lượng nucleotide trong đó càng cao. Cuối cùng, loại nước này sẽ chứa đầy chất purine, hay nói cách khác việc uống càng nhiều nước dùng cô đặc thì nguy cơ mắc bệnh gút càng cao.

Rượu

Rượu không phải là thực phẩm có hàm lượng purine cao. Tuy nhiên, sau khi rượu vào cơ thể sẽ làm tăng sản xuất axit uric, dễ thúc đẩy các cơn gút tấn công.

Nước ép trái cây

Nước trái cây dù là tự nhiên hay công nghiệp đều có chứa hàm lượng đường fructose cao. Trong khi đó, đường fructose vừa có thể làm tăng axit uric trong máu, vừa làm giảm bài tiết axit uric. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng cho thấy uống nước chứa nhiều đường trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới

Thức uống chứa caffeine (Cà phê và trà đậm)

Cà phê và trà đậm chứa một lượng lớn caffeine, có thể kích thích thần kinh sau khi vào cơ thể. Sau đó, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút và cũng có thể gây ra cơn gút cấp tính.

photo-2-1700818924892332701011.jpg

Cà phê và trà đậm làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút

Làm thế nào để tránh mắc bệnh gút?

Bác sĩ Huang Jianlin (Trưởng Khoa Thấp khớp và Miễn dịch học tại Bệnh viện Liên kết thứ sáu của Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc), cho biết "gốc rễ" của việc kiểm soát bệnh gút chính là kiểm soát mức độ đường huyết và tăng đào thải axit uric.

Cần chú ý duy trì thói quen sinh hoạt tốt, bao gồm thay đổi thói quen ăn uống và duy trì lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Hạn chế uống rượu, giảm ăn thực phẩm giàu purin, giảm ăn đường fructose, tăng ăn rau tươi... cũng có tác dụng phòng bệnh.

Mỗi ngày nên ăn từ 500g rau tươi trở lên, khuyến khích ăn ngũ cốc có chỉ số đường huyết (GI) thấp.

photo-1-170081892409539083080.jpg

Cần chú ý duy trì thói quen sinh hoạt tốt, bao gồm thay đổi thói quen ăn uống và duy trì lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Một khi bệnh gút tấn công sẽ mang lại những cơn đau dữ dội, bệnh chưa thể điều trị dứt điểm, do đó ngay từ hôm nay chúng ta đều cần chủ động phòng ngừa bệnh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022