Đầu những năm 2000 đánh dấu thời điểm thời trang cao cấp thâm nhập mạnh mẽ vào văn hóa đại chúng. Chúng ta không thể xem phim mà không ngưỡng mộ những bộ cánh bắt mắt của các nhân vật.

saostar-ia4xceu5tk8v06zr.jpg

Bộ phim “Se.x and the City” (năm 1998-2004) đã khiến thương hiệu Manolo Blahnik trở thành một cái tên quen thuộc, còn “Gossip Girl” (năm 2007-2012) thì cho chúng ta thấy thanh thiếu niên (giới trẻ) là những người tiêu dùng hiểu biết về những chiếc túi hàng hiệu. Các tạp chí thời trang (in giấy) và các blog thời trang phát triển bùng nổ, trở thành phương tiện hữu ích nhất giúp mọi người thể hiện bản thân. Trong giai đoạn này, chúng ta không thể bàn về thời trang mà không nhắc đến “The Devil Wears Prada” (năm 2006). Bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của Lauren Weisberger có nội dung hài lãng mạn nhẹ nhàng, nhưng lại khéo léo nắm bắt tất cả các xu hướng và nhà thiết kế cao cấp thời bấy giờ chỉ trong gần 2 tiếng.

Hai nhân vật quan trọng nhất của phim là cô trợ lý Andy (do Anne Hathaway thủ vai) và biên tập viên thời trang khét tiếng Miranda Priestly (do Meryl Streep thủ vai). 

saostar-n6kj7dqvij2ls8xn.jpg

Trang phục trong “The Devil Wears Prada” rất được công chúng ưa chuộng. Phim dẫn dắt người xem bước vào thế giới thời trang do nhà thiết kế Patricia Field đảm nhận phần phục trang với kinh phí 100.000 USD, không chỉ làm mãn nhãn phái nữ với những nhãn hiệu đắt tiền như Chanel, Galliano, Donna Karan, Bill Blass, Prada…, “The Devil Wears Prada” còn mang đến bí quyết để biến một cô gái bình thường trở thành fashionista. Patricia Field là thiên tài trong việc phối đồ, giúp các món thời trang và phụ kiện đến từ các thương hiệu danh tiếng được công chúng đón nhận với con mắt thiện cảm và thèm muốn. Cô chính là người phụ trách định hướng thời trang cho “Se.x and the City” - bộ phim làm mưa làm gió trong giới mộ điệu nhiều năm trước đó. 

saostar-doalyzh6cwdjh2pg.jpg

Diện mạo do Field tạo ra luôn toát ra vẻ sang trọng đặc trưng, ẩn thiện thêm một chút góc cạnh bắt mắt. Trong vai trò một người phụ nữ quyền lực, lạnh lùng có địa vị xã hội, phong cách thời trang của Miranda chú trọng đến sự đơn giản và tao nhã, phù hợp với độ tuổi U50. Cô thích sử dụng áo khoác như “con át chủ bài” để tạo ra diện mạo thanh lịch. Chọn được chiếc áo khoác phù hợp không chỉ giúp bạn che giấu khuyết điểm mà còn một bước biến thành một quý cô, quý bà sang trọng. Không có gì bất ngờ khi người phụ nữ quyền lực Miranda Priestly sở hữu hẳn một bộ sưu tập áo khoác khổng lồ từ các thương hiệu danh tiếng.

saostar-1bvbi1fy7jpkotvq.jpgsaostar-lonnshiv8oqn8ibv.jpgsaostar-03nwsc9xpcdptkdn.jpgsaostar-ddl0o88z7vmzs25n.jpgsaostar-irizq6ikvo97149n.jpg

Về nhân vật Andy, khi mới vào phim, cô không quan tâm đến thế giới thời trang, cô chọn công việc này chỉ vì muốn làm báo. Cô mặc một chiếc áo len đan bình thường với một chiếc váy kẻ sọc không thể nhạt nhẽo hơn đến nhận việc, và tất nhiên Miranda Priestly không vui chút nào về điều này. Trang phục của Andy quy tụ tất cả những dấu hiệu điển hình của sự xuề xòa: Áo sơ mi nhăn nhúm với phần cổ được kéo ra ngoài áo len, váy dài đến đầu gối che lấp hoàn toàn cơ thể. Phong cách thời trang của cô nhân viên mới thực sự cách xa tiêu chuẩn về cái đẹp của Hollywood cả một quãng đường dài. Không có gì bất ngờ khi môi trường làm việc này quyết liệt yêu cầu Andy phải thay đổi.

saostar-qah1rwfsa1sk1963.jpgsaostar-oaxk2oom2pxaig4m.jpg

Sau khi lột xác thành công từ cô nàng xuề xòa sang quý cô sành điệu, cô không bao giờ rời nhà mà không đeo một món phụ kiện ấn tượng (như chiếc mũ trẻ em bán báo, dây chuyền nhiều lớp, găng tay, túi xách nổi bật…đôi khi cô sử dụng tất cả chúng trên cùng một bộ đồ). Thế giới thời trang có rất nhiều cạm bẫy, xuyên suốt bộ phim, Andy đã học được một điều rằng trang phục được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ mang lại cho cô ấy sự tự tin. Ngoài ra, những món phụ kiện cô khoác lên người chẳng khác gì một chiếc áo giáp chắc chắn giúp bảo vệ cô khỏi thế giới hào nhoáng ấy. 

saostar-4y67u8odrdj58nk9.jpgsaostar-bnuw03s32nzxru39.jpgsaostar-1nzhgpolvdbccyn2.jpgsaostar-g58nji9nrxnq2cfm.jpgsaostar-ju8ttzilq0rxkqab.jpg

Đã 17 năm kể từ khi bộ phim được phát hành, nhưng người xem vẫn không thể hiểu làm thế nào mà một cô gái xuề xòa như Andy lại có thể nhận được công việc này? Trong phim, mọi người liên tục nhắc nhở Andy rằng có hàng triệu cô gái ngoài kia sẵn sàng làm tất cả để được ngồi vào vị trí này. “The Devil Wears Prada” tâng bốc tầm ảnh hưởng và sức mạnh của các tạp chí thời trang như một lẽ đương nhiên, đồng thời bộ phim cũng tạo thế cân bằng giữa sự hào nhoáng của thế giới thời trang và sự hỗn loạn của thế giới thực theo cách hết sức khôi hài. 

saostar-xc95oghz8kcfo9i7.jpgsaostar-mbfoqauc9bx6xhk3.jpg

“The Devil Wears Prada” được xây dựng dựa trên các chi tiết có thật trong thế giới thời trang, sử dụng hình tượng các nhà thiết kế và biên tập viên chân thực làm nguồn cảm hứng, nhưng nó lại tạo ra cho thế giới khắc nghiệt ấy một hình ảnh rực rỡ như không gian cổ tích vậy. Cuối cùng, Andy đã có một kết thúc có hậu. Cô chuyển sang làm công việc phù hợp hơn với sở thích và khả năng của mình. Tuy nhiên, thái độ của Andy đối với thời trang đã thay đổi hoàn toàn: Thời trang là niềm vui và bốt Chanel cao đến đùi là một item kỳ diệu. 

“The Devil Wears Prada” cho chúng ta thấy thời trang đôi khi có thể mang đến sự cầu kỳ một cách khó chịu, nhưng đồng thời nó cũng mang đến cho chúng ta sức mạnh và niềm vui khi thực hiện đúng.

Xem thêm: LÊ THỤY lần đầu chia sẻ: "CẢ GIA ĐÌNH ĐỀU VAY TIỀN TÔI".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022