Tại Hội nghị thượng đỉnh thời trang BRICS+ được tổ chức tại Zaryadye MKZ, Moscow vào tháng 10/2024 vừa qua, các nhà lãnh đạo của các hiệp hội thời trang tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, đã ký một bản ghi nhớ khởi xướng Liên đoàn thời trang quốc tế BRICS.

Bản ghi nhớ thành lập Liên đoàn thời trang quốc tế BRICS được ký bởi các giám đốc điều hành của các tuần lễ thời trang, giám đốc các hiệp hội thời trang và dệt may, và các nhà lãnh đạo học thuật từ các quốc gia trên thế giới như Indonesia, Singapore, Việt Nam, Nam Phi, Nga, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ...

anh-chup-man-hinh-2024-10-29-luc-233959-17302200102901113579391.png

Chương trình của Hội nghị thượng đỉnh quốc tế có sự tham dự của 250 diễn giả đến từ các quốc gia Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi và các nước CIS, tổng cộng có 42 phiên họp đã được tổ chức. Nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh là 3 phiên họp toàn thể: “Thời trang như ngoại giao văn hóa. Quan điểm toàn cầu của các thương hiệu thiết kế”, “Từ nhà máy đến sàn catwalk. Công nghiệp đang có xu hướng”, “Chiếm đoạt văn hóa như một kỹ thuật. Đặc thù của việc sử dụng và các vấn đề tiếp nhận".

img8015-17302200438312091957038.jpg

Đại diện Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh thời trang lần này là Cảnh Nguyễn: Doanh nhân và nhà sáng lập của Cooper & Co. - thương hiệu thời trang cao cấp tiên phong tại Việt Nam, nổi bật trong lĩnh vực may đo Bespoke (quần áo may đo bao gồm suit, comple hay sơ mi được thiết kế riêng theo số đo của khách hàng).

img8062-1730220424223863212444.jpg

Anh có thể chia sẻ cảm nhận khi đại điện Việt Nam, lần đầu tiên tham gia ký hiệp ước thành lập Liên đoàn thời trang BRICS+?

Ký kết hiệp ước thành lập Liên đoàn thời trang BRICS+ là một bước đi chiến lược cho Việt Nam, đưa chúng ta vào một mạng lưới hợp tác quốc tế quy mô lớn. Được tham gia vào sự kiện quan trọng này, tôi thấy tự hào và xúc động khi thời trang Việt Nam không chỉ đứng vững mà còn phát triển mạnh mẽ trong một liên minh bao gồm các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nam Phi và 60 quốc gia khác khắp các châu lục. Đây là lần đầu tiên thời trang Việt được công nhận ở quy mô quốc tế trong một khối kinh tế mới nổi, mở ra nhiều tiềm năng hợp tác về công nghệ, thiết kế và phát triển bền vững.

anh-chup-man-hinh-2024-10-29-luc-234215-17302201448651108380788.png

Liên đoàn thời trang BRICS+ sẽ hỗ trợ ngành thời trang Việt Nam như thế nào trong thời gian tới?

Liên đoàn này có mục tiêu thúc đẩy các thương hiệu thời trang địa phương qua các chương trình tài trợ và hỗ trợ đào tạo. Theo báo chí quốc tế, BRICS+ sẽ tập trung vào hỗ trợ tài năng trẻ, cung cấp công nghệ sản xuất tiên tiến và tài chính nhằm cải thiện sự hiện diện của các thương hiệu trên thị trường quốc tế. Điều này mang lại cho ngành thời trang Việt Nam một nền tảng mạnh mẽ để tăng trưởng bền vững và hòa nhập vào hệ sinh thái thời trang toàn cầu.

img8057-17302213646321011137160.jpgimg8056-17302213645901166263791.png

Trong quá trình tham gia BRICS+ Fashion Summit, anh đã gặp gỡ và học hỏi được gì từ các đại diện quốc tế?

Tại hội nghị, tôi đã có cơ hội gặp gỡ với nhiều lãnh đạo và nhà sáng lập các tuần lễ thời trang, các giám đốc học viện thời trang từ các quốc gia khác, học hỏi thêm về tầm quan trọng của văn hóa bản địa trong thiết kế, cách họ thúc đẩy thời trang bền vững và xu hướng kinh doanh thời trang trong tương lai.

img5008-1730220357685921895892.jpgimg6031-17302203576872077219170.jpg

Tôi đã có những buổi gặp riêng với các lãnh đạo lớn như Chủ tịch liên đoàn may mặc quốc tế IAF Cem Altan, ông không chỉ có sự quan tâm đặc biệt đến tình hình kinh tế xã hội tại Việt Nam mà còn chú trọng đến lĩnh vực giáo dục, chúng tôi đã thảo luận về phương pháp thực hiện các dự án liên kết với các học viện thiết kế của IAF tại Paris.

Ngoài ra, tôi còn gặp Alexander Shumsky – Chủ tịch quỹ thời trang Brics+, cũng như Bộ trưởng bộ văn hóa Nga Liubimova, câu chuyện của tương lai luôn là điều mọi người quan tâm, những influencer ảo, AI, thực tế ảo và thực tế tăng cường để mở ra những con đường mới cho ngành thời trang.

img8013-1-1730220485260811410502.jpg

Anh có thể chia sẻ về thông điệp chính của bài phát biểu tại BRICS+ Fashion Summit không?

Thông điệp chính trong bài phát biểu của tôi tại BRICS+ Fashion Summit là tầm nhìn về một nền thời trang tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, không chỉ bền vững mà còn ứng dụng công nghệ cao, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.

anh-chup-man-hinh-2024-10-29-luc-233921-1730220060656577869614.png

Thông qua việc kết hợp chất liệu thân thiện với môi trường, AI và các yếu tố văn hóa truyền thống, chúng tôi mong muốn tạo ra một tiếng nói độc đáo, đưa thời trang Việt ra thế giới. Việc kết hợp công nghệ không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất mà còn mở ra cơ hội sáng tạo mới, từ đó Việt Nam có thể khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hướng thời trang toàn cầu.

Điều gì trong bài phát biểu của anh đã gây ấn tượng mạnh nhất với cộng đồng quốc tế?

Bài phát biểu của tôi nhấn mạnh vào tầm quan trọng của công nghệ, cập nhật xu hướng và thời trang bền vững gây ấn tượng mạnh với các đại diện quốc tế. Tôi chia sẻ ví dụ thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi dẫn đầu trong khu vực về tốc độ sản xuất, mẫu mã mới cũng như giá thành. Thu hút hàng loạt khách hàng từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia… thông qua du lịch mua sắm.

Các thương hiệu Việt Nam đang áp dụng công nghệ AI để đón đầu xu hướng, tạo mẫu, để tối ưu hóa sản xuất. Ngoài ra việc nghiên cứu và sản xuất thành công số lượng lớn các sợi vải bền vững như sợi dứa, sợi tre, bã cà phê… tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường, có tính ứng dụng cao. Sự kết hợp này cho thấy tiềm năng của Việt Nam trong xu hướng thời trang xanh và thông minh toàn cầu.

img4748-17302205770501357237029.jpg

Tôi nhấn mạnh rằng bền vững là định hướng thiết yếu để phát triển lâu dài, và công nghệ sẽ là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong hành trình này. Với sự hỗ trợ của BRICS+, chúng tôi mong muốn đưa ra các giải pháp như vật liệu tái tạo, AI, và blockchain để giám sát toàn diện chuỗi cung ứng, từ đó giảm thiểu lãng phí và bảo vệ môi trường.

Anh kỳ vọng điều gì ở ngành thời trang Việt Nam trong 10 năm tới?

Trong 10 năm tới, tôi kỳ vọng Việt Nam trở thành một trung tâm thời trang châu Á, nổi bật nhờ sự hài hòa giữa yếu tố bền vững, di sản văn hóa, và công nghệ hiện đại như AI, blockchain, hay vật liệu thông minh.

img4744-1-1730220680663640106940.jpg

Khi có sự so sánh chi tiết thực tế về kỹ thuật các nước tại triển lãm thời trang quốc tế, tôi khẳng định chúng ta có những đội ngũ sản xuất cực kỳ xuất sắc. Với những nỗ lực phát triển kỹ thuật cao cấp, năng lực sáng tạo và tận dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, theo dõi vòng đời sản phẩm, giảm thiểu lãng phí, ngành thời trang Việt sẽ có khả năng cạnh tranh với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ trên thị trường quốc tế.

Là trưởng ngành thời trang của Hiệp hội thiết kế HCM - Việt Nam, ký hiệp ước BRICS+, anh có kế hoạch gì để đưa thời trang Việt Nam ra bản đồ quốc tế?

Việc ký kết với BRICS+ là một bước tiến quan trọng. Tôi đã đề xuất với BRICS+ kế hoạch bao gồm thành lập các chương trình đào tạo và hội thảo hợp tác giữa các quốc gia thành viên, kêu gọi sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư của BRICS+ nhằm tài trợ cho các nhà thiết kế trẻ, các dự án thiết kế bền vững tại Việt Nam cũng như cho các thương hiệu địa phương tham gia vào thị trường quốc tế.

img7885-17302202305631763981567.jpgimg8056-17302213645901166263791.png

Qua đó, tôi mong muốn xây dựng một hình ảnh Việt Nam không chỉ là nơi sản xuất mà còn là nơi phát triển những thiết kế có giá trị thẩm mỹ và bền vững cao, từ đó nâng cao vị thế của thời trang Việt trên bản đồ thế giới. Ngoài ra,hiệp hội VDAS có kế hoạch thành lập chuỗi sự kiện DESIGN VOICE cho ngành thời trang, với sự góp mặt của các chuyên gia trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng đang xúc tác các hoạt động tổ chức tuần lễ thời trang quốc tế VDAS Việt Nam vào năm sau.

Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022