Những ngày qua, câu chuyện về Cái chết của Anna Sebastian Perayil (26 tuổi) - kế toán viên làm việc tại Ernst & Young (EY) ở Pune (Ấn Độ) đang nhận về sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là những người trẻ khi phải làm việc trong môi trường áp lực cao.
Sự ra đi đau thương của cô gái đã được bà Anita Augustine (mẹ của Anna) viết trong tâm thư dài 3 trang A4 gửi đến Chủ tịch tập đoàn EY. Tâm thư này đã vạch trần văn hoá làm việc độc hại tại tập đoàn lớn, đồng thời chỉ ra chính những áp lực lẫn thời gian làm việc quá tải đã gián tiếp đẩy Anna đến cái chết.
Không rõ nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của cô gái song thông qua bức thư mà mẹ cô chia sẻ, có thể thấy một số thông tin quan trọng: cô đã phải trải qua thời gian dài chịu áp lực công việc quá lớn, thường xuyên thức khuya làm việc, ăn đêm, không có thời gian ngủ, ăn uống đầy đủ. Trước đó, cô thường có cơn “co thắt ngực”. Mặc dù đã đi khám bệnh, các chỉ số đều bình thường và được bác sĩ tư vấn, song cô gái vẫn tiếp tục công việc và đã không qua khỏi sau đó một thời gian ngắn. Từ những thông tin trên cho thấy, cô nhiều khả năng đã mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Anna Sebastian Perayil
Thiếu máu cơ tim thầm lặng là tình trạng đặc trưng bởi lưu lượng máu đến cơ tim giảm mà không gây ra các triệu chứng đáng chú ý như đau ngực hay khó thở như cơn nhồi máu cơ tim thông thường. Do không có triệu chứng rõ ràng khiến nó đặc biệt nguy hiểm, vì mọi người có thể không nhận thức được tình trạng tim tiềm ẩn cho đến khi phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Về mặt cơ chế, thiếu máu cơ tim thầm lặng giống với nhồi máu cơ tim do sự mất cân bằng giữa nhu cầu và cung cấp oxy.
Ngày càng nhiều người bị thiếu máu lên não, không muốn bị nhồi máu não thì hãy ăn 3 thứ ít đi
Nhồi máu cơ tim chủ yếu là do mảng xơ vữa động mạch vỡ trong lòng động mạch vành, khởi phát quá trình hình thành cục máu đông, di chuyển gây tắc mạch về sau. Trong khi đó, một số lý do được đưa ra để giải thích tại sao một số bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim thầm lặng do: không thể đạt đến ngưỡng đau của người đó; các cơn thiếu máu cục bộ ngắn không được chú ý; nồng độ β-endorphin cao hơn, nhiều cytokine hơn ngăn chặn sự truyền dẫn cơn đau và nhận thức cơn đau bị thay đổi hoặc khiếm khuyết. Thiếu máu cơ tim thầm lặng tuân theo nhịp sinh học, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn vào sáng sớm. Hiện tượng này có thể là do một số yếu tố huyết động hoặc sinh lý có sự thay đổi theo nhịp sinh học, bao gồm nhịp tim và huyết áp tăng, trương lực vận mạch cao hơn, nồng độ adrenergic tăng cao và tăng cường kết tập tiểu cầu.
Sự hiện diện của tình trạng thiếu máu cục bộ thầm lặng là một yếu tố dự báo tử vong mạnh. Khoảng 70% đến 80% các đợt thiếu máu cục bộ thoáng qua không có triệu chứng đau thắt ngực (thiếu máu cục bộ thầm lặng). Thiếu đau trong tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thầm lặng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong vì bệnh nhân không tìm kiếm sự điều trị y tế kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu cơ tim thầm lặng:
Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu cơ tim thầm lặng phù hợp chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có triệu chứng, bao gồm:
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
Những người hút thuốc lá và sử dụng các loại chất kích thích gây hại.
Bản thân bị các bệnh rối loạn chuyển hóa, huyết áp cao.
Không thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể. Thường xuyên thức khuya, có nhịp sinh học rối loạn.
Sử dụng đồ ăn hàng ngày như: các đồ hộp, ăn nhiều đường, rượu bia...
Đặc biệt, Căng thẳng về tinh thần có thể gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ thầm lặng, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tiềm ẩn. Do các tác nhân gây căng thẳng mãn tính và cấp tính làm tăng phản ứng viêm và mất cân bằng tự chủ, có thể dẫn đến các tác động bất lợi về tim mạch, rối loạn chức năng nội mô, phản ứng mạch máu bất thường và chức năng miễn dịch bất thường. Những yếu tố này cuối cùng gây ra các biến cố tim mạch bất lợi như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và loạn nhịp tim.
Biểu hiện của thiếu máu cơ tim thầm lặng:
Đau có thể ở vùng giữa ngực, kéo dài vài phút, lan lên cánh tay hoặc lan lên hàm.
Cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong vài ngày mà không rõ nguyên nhân., hụt hơi, khó chịu ở vùng ngực. Đôi khi cảm giác đầy tức vùng thượng vị, ợ hơi, nuốt nghẹn dễ nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày.
Đôi khi thấy vã mồ hôi lạnh không rõ nguyên nhân, khó thở khi hoạt động.
Chẩn đoán thiếu máu cơ tim thầm lặng gặp nhiều thách thức do không có triệu chứng đáng chú ý, thường phải phát hiện tình cờ trong quá trình kiểm tra y tế thường quy hoặc thông qua các xét nghiệm chẩn đoán như điện tâm đồ (ECG), thử nghiệm gắng sức hoặc chụp động mạch vành. Mặc dù không có triệu chứng, thiếu máu cơ tim thầm lặng làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy tim và đột tử do tim. Việc sàng lọc những cá nhân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành là điều cần thiết để phát hiện sớm thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn và cải thiện lưu lượng máu động mạch vành thông qua việc thay đổi lối sống, thuốc (bao gồm aspirin, statin, thuốc chẹn β và CCB) và trong một số trường hợp, các thủ thuật xâm lấn như nong mạch vành hoặc ghép bắc cầu động mạch vành.
Tiên lượng phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ tiềm ẩn, hiệu quả điều trị và các tình trạng bệnh lý đi kèm. Phát hiện sớm và quản lý thích hợp là rất quan trọng để cải thiện kết quả và giảm nguy cơ biến chứng. Giáo dục bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tình trạng thiếu máu cơ tim thầm lặng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, thay đổi lối sống và tuân thủ thuốc để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đặc biệt là ở những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch kể trên.
Qua câu chuyện trên cho thấy, người trẻ cần biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng cần như có sự thay đổi trong văn hóa làm việc tại các công ty để người trẻ vừa phát huy được năng lực của bản thân, vừa có một sức khỏe tốt, một tinh thần làm việc cống hiến.