Sáng nay (3/2), thông tin diễn viên Từ Hy Viên đột ngột qua đời ở tuổi 48 vì bệnh cúm khiến nhiều người xót xa.

photo-1738562842120-1738562843064360488126.jpeg

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, phổ biến vào thời điểm giao mùa. Nhiều người thường xem cúm là bệnh nhẹ, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, từ trường hợp của Từ Hy Viên có thể thấy rằng cúm nếu như không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong.

Những triệu chứng cơ bản của cảm cúm

- Sốt cao;

- Đau đầu;

- Đau xương khớp và đau cơ toàn thân;

- Ho khan;

- Rát họng;

- Chảy nước mũi;

- Ớn lạnh, đổ mồ hôi;

- Mệt mỏi kéo dài.

Một số triệu chứng đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy có thể xuất hiện, thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Vì cúm có những dấu hiệu tương tự cảm lạnh thông thường nên nhiều người chủ quan, không có biện pháp điều trị kịp thời, dễ dẫn đến biến chứng.

photo-1738562916642-17385629168171159281243.jpeg

5 sai lầm khiến bệnh cúm tưởng nhẹ bỗng trở thành "sát thủ" nguy hiểm đến tính mạng

1. Xem nhẹ bệnh cúm, cho rằng cúm không nguy hiểm 

  • canh-uc-bo-cu-cai-trang-1-17369516338611819045166-71-0-571-800-crop-1736954999969652764672.jpg

    Trong giai đoạn đỉnh điểm của bệnh cúm, 3 món ăn này bạn nên ăn nhiều: Nấu dễ lại tăng cường miễn dịch, dưỡng phổi và tiêu đờm, giúp phục hồi nhanh

Nhiều người nghĩ rằng cúm chỉ là bệnh vặt, không cần lo lắng. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm cúm gây tử vong cho hàng trăm nghìn người trên thế giới. Ở Mỹ, có tới 40.000 người tử vong mỗi năm vì cúm và các biến chứng liên quan.

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

- Trẻ sơ sinh, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi.

- Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con.

- Người già trên 65 tuổi.

- Người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn.

- Người có hệ miễn dịch suy yếu.

photo-1738563125887-1738563126058314320718.jpeg

2. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không thể tiêu diệt virus cúm. Việc tự ý sử dụng kháng sinh không chỉ không giúp khỏi cúm nhanh hơn mà còn có thể gây kháng thuốc, ảnh hưởng xấu đến hệ vi khuẩn đường ruột và làm suy giảm hệ miễn dịch.

Nếu có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn (viêm phổi, viêm họng nặng…), bác sĩ mới chỉ định dùng kháng sinh phù hợp.

3. Nghỉ ngơi quá mức, nằm lì một chỗ

Nhiều người nghĩ rằng khi bị cúm, tốt nhất là nằm nghỉ hoàn toàn. Tuy nhiên, việc duy trì vận động nhẹ nhàng, đi lại hợp lý sẽ giúp máu lưu thông, cải thiện hệ miễn dịch và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Việc nằm một chỗ quá lâu có thể làm giảm sức bền cơ thể, khiến quá trình khỏi bệnh kéo dài hơn.

4. Không tiêm phòng vì nghĩ vắc-xin cúm không hiệu quả

Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Vắc-xin không thể bảo vệ tuyệt đối 100%, nhưng nó giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm nặng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. WHO khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ cao.

5. Cho rằng cúm không cần chữa, sẽ tự khỏi

  • fa41d6b0-ac57-4a26-bc4f-9e83018d5ed9-1738558614401101018735.jpg

    Từ Hy Viên trước khi qua đời đang có 2 bệnh nghiêm trọng: Người trẻ có vấn đề này dễ tử vong vì cúm

Mặc dù nhiều trường hợp cúm có thể tự khỏi, nhưng không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh kéo dài từ 20-30 ngày, gây suy nhược cơ thể và tạo điều kiện cho biến chứng phát triển. Các biến chứng nguy hiểm của cúm bao gồm:

- Viêm phổi, suy hô hấp.

- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

- Viêm tai giữa, viêm xoang.

- Viêm phế quản mạn tính.

- Nhiễm trùng huyết.

Cách phòng tránh và điều trị cúm đúng cách

1. Phòng bệnh cúm

- Tiêm vắc-xin cúm hàng năm.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.

- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm.

- Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên.

2. Điều trị cúm đúng cách

- Nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể.

- Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C từ trái cây.

- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định.

- Dùng các biện pháp hỗ trợ như xông hơi, uống nước gừng mật ong để giảm triệu chứng.

- Nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng, cần đến bệnh viện ngay.

Khi nào bị cúm cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các triệu chứng cúm sẽ giảm dần sau 4-7 ngày, nhưng nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức:

- Sốt cao kéo dài, ho nặng hơn, đau đầu dữ dội.

  • Từ Hy Viên đột ngột qua đời vì biến chứng bệnh cúm: Bác sĩ cảnh báo có dấu hiệu này chứng tỏ bệnh trở nặng, cần đi viện ngayĐọc ngay

- Đau tức ngực, khó thở, thở gấp.

- Ho ra đờm có màu vàng, xanh hoặc có máu.

- Mệt mỏi quá mức, không thể tỉnh táo.

- Nôn mửa liên tục hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.

Đặc biệt, cần cẩn trọng với các chủng virus cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9 vì chúng có thể gây viêm phổi nhanh chóng và suy hô hấp nặng, thậm chí tử vong.

Trước tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp, người dân nên duy trì các thói quen vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tiêm phòng cúm đầy đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng nghiêm trọng. Khi bị bệnh không nên tự ý điều trị mà cần thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022