Theo cuộc tổng điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019 - 2020 có đến 58% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt, đặc biệt thiếu sắt thường đi đôi thiếu kẽm và ngược lại.

Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng này khiến các tế bào da, tế bào niêm mạc dễ bị kết dính, sừng hóa. Từ đó làm giảm khả năng cảm nhận hương vị, khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, chậm lớn, còi cọc.

BS Đoàn Hải Đăng (chuyên lĩnh vực sản nhi, làm việc tại Thanh Hóa) chia sẻ, nếu thấy con có những dấu hiệu sau chứng tỏ bé bị thiếu kẽm, cần chú ý phát hiện và không chủ quan bỏ qua.

4 dấu hiệu tố cáo trẻ thiếu kẽm nhưng nhiều cha mẹ thường lơ là

1. Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài

dau-hieu-tre-thieu-kem1-171169042689436072132.jpg

Nếu thấy con có những dấu hiệu sau chứng tỏ bé bị thiếu kẽm, cần chú ý phát hiện và không chủ quan bỏ qua. (Ẩnh minh họa)

BS Đăng nhận định, trẻ gặp vấn đề ở đường tiêu hóa kéo dài như tiêu chảy hoặc táo bón thường là do thiếu kẽm.

  • nam-thanh-nien-thieu-kem-17116132492901256353477-59-0-699-1024-crop-17116132740981385605446.jpeg

    Nam thanh niên 31 tuổi nhập viện vì rụng tóc, tiêu chảy, phát hiện nguyên nhân do ăn thiếu 1 thứ mỗi ngày

Nguyên nhân bởi, khi thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường, hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ. Từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Cụ thể là tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.

2. Xuất hiện nốt lở loét, mụn nhọt, vết thương ngoài da lâu lành

Xuất hiện vết lở loét, mụn nhọt là chuyện không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu những vết loét, mụn nhọt lâu lành thì coi chừng, trẻ dễ thiếu kẽm, nhất là với những vết thương ngoài da.

Vết thương ngoài da nếu lâu lành thường là do thiếu dưỡng chất, không kịp bổ sung dưỡng chất kịp thời. Cụ thể, thường thấy nhất là thiếu kẽm.

dau-hieu-tre-thieu-kem2-17116904269201511772818.jpg

Nếu những vết loét, mụn nhọt lâu lành thì coi chừng, trẻ dễ thiếu kẽm. (Ảnh minh họa)

3. Thường xuyên bị ốm

Trẻ nhỏ bị ốm một cách liên tục, thường xuyên, đặc biệt mỗi lần ốm kéo dài, nặng hơn so với các bé khác, thì chứng tỏ con bạn bị thiếu kẽm. Đây là biểu hiện rõ nét nhất ở hệ miễn dịch của một đứa trẻ thiếu kẽm.

Nguyên nhân bởi, thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ dần dần hoàn thiện. Trẻ rất dễ bị tác động bởi những thay đổi từ bên ngoài môi trường. Trẻ có hệ miễn dịch kém tức là ít có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên sẽ hay bị ốm hơn.

4. Ngủ kém, hay quấy khóc đêm

BS Đăng khẳng định, trẻ thiếu kẽm thường ngủ kém, hay quấy khóc đêm. Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Chúng thúc đẩy phát triển chiều cao, cân nặng. Đồng thời cũng cần thiết cho sự phát triển não bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh…

Do đó, khi thiếu kẽm, trẻ không chỉ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, giảm ăn, rối loạn tiêu hóa mà còn khó ngủ về đêm, hay quấy khóc. Trẻ cũng có thể rối loạn vị giác và khứu giác, phản xạ chậm chạp...

dau-hieu-tre-thieu-kem3-17116904269541148279865.jpg

Trẻ thiếu kẽm thường ngủ kém, hay quấy khóc đêm. (Ảnh minh họa)

Trẻ thiếu kẽm cần làm ngay những việc sau để con thông minh, phát triển khỏe mạnh

BS Đăng khuyên, nếu cha mẹ thấy con xuất hiện những dấu hiệu thiếu kẽm như trên cần chú ý bổ sung kẽm cho con. "Mỗi năm, mẹ bổ sung kẽm cho con 1-2 đợt, mỗi đợt 1-2 tháng là có thể đảm bảo bé không bị thiếu kẽm", chuyên gia nhận định.

Một số sản phẩm giúp cha mẹ dễ dàng bổ sung kẽm cho con ngoài thị trường có bán: Biolizin, kẽm Fitobimbi Ferro C, siro Natures Aid Immune Plus, Nature's Way Kids Smart Liquid ZinC...

Cha mẹ cũng có thể cho con đi xét nghiệm máu theo đợt để theo dõi lượng kẽm bé cần theo từng giai đoạn phát triển, tránh bổ sung quá mức hoặc thiếu hụt. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung kẽm qua thực phẩm chức năng hoặc viên uống.

Để phòng tránh thiếu kẽm cho bé, cha mẹ cần đảm bảo trẻ có chế độ ăn cân đối, đa dạng hóa các nhóm thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hải sản (đặc biệt là hàu), ngũ cốc nguyên hạt, hạt bí ngô, và các loại đậu, tạo điều kiện để trẻ vận động, chơi ngoài trời giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên giáo dục trẻ thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ để phát triển tốt nhất về thể chất lẫn trí tuệ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022