Tạp chí Eating Well đưa thông tin, có tới 84% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi và kiểm soát các yếu tố về lối sống. Theo đó, có 4 thói quen mà nhiều người vẫn xem là “vô hại” nhưng thực chất có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

4 thói quen vào buổi tối làm tăng nguy cơ đột quỵ:

1. Ăn tối quá muộn

hands-of-women-eating-at-a-girls-association-royalty-free-image-1724358729-1751723588593-17517235937041067392657.jpg

Ăn tối quá muộn làm tăng nguy cơ đột quỵ (Ảnh minh họa).

Việc dùng bữa tối muộn đã trở thành thói quen phổ biến, nhất là với những người bận rộn. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhịp sinh học, huyết áp và quá trình chuyển hóa.

Michelle Routhenstein, một chuyên gia dinh dưỡng tại New York (Mỹ), cho biết: “Ăn tối muộn có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, từ đó tác động xấu đến sức khỏe tim mạch và não bộ”.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bữa cuối trong ngày sau 21 giờ làm tăng nguy cơ đột quỵ nhiều hơn so với việc ăn sớm hơn. Tương tự, ăn sáng quá muộn cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Việc duy trì thời điểm ăn ổn định và sớm hơn trong ngày có thể hỗ trợ cơ thể hoạt động theo đúng nhịp sinh học và giảm nguy cơ đột quỵ.

2. Nằm dài trên ghế sau bữa tối

woman-sleeping-on-sofa-107240095-88a29f129d234b69a09f904f1541d233-1751723595015-17517235972511583942188.jpg

Nằm dài sau bữa tối, cẩn thận đột quỵ "gõ cửa' (Ảnh minh họa).

Sau bữa tối, cảm giác mệt mỏi thường khiến nhiều người lựa chọn nằm xem TV hoặc sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, thời gian ngồi lâu vào buổi tối, đặc biệt sau một ngày ít vận động, là yếu tố nguy cơ đáng lo ngại của đột quỵ.

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy, những người dưới 60 tuổi ít vận động và dành hơn 8 tiếng/ngày cho việc xem TV, dùng máy tính hoặc đọc sách, có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3,5 lần so với người hoạt động nhiều hơn, tạp chí Eating Well thông tin.

“Chỉ cần đi bộ 20 phút sau bữa tối cũng giúp tiêu hóa tốt hơn và kiểm soát đường huyết tốt hơn,” Simran Malhotra, một bác sĩ tại Mỹ, nhắn nhủ.

Tăng tốc độ đi bộ cũng đem lại lợi ích đáng kể trong việc phòng ngừa đột quỵ. 

3. Uống rượu bia vào buổi tối

t-quy-1751723597954-17517236001121227467935.jpg

Uống rượu bia thường xuyên có thể tăng nguy cơ đột quỵ (Ảnh minh họa)

Một ly vang hay chút bia vào cuối ngày nghe có vẻ thư giãn nhưng đó có thể là cái bẫy tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Eating Well, Troy Alexander-El, bác sĩ y khoa tại Mỹ, cho biết: “Rượu bia làm tăng quá trình viêm nhiễm và gây tổn thương tế bào”.

Tạp chí Eating Well thông tin, ngay cả việc uống rượu bia ở mức vừa phải cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với việc không uống. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên hạn chế rượu bia và thay bằng các loại trà thảo mộc hoặc đồ uống không có cồn khác.

4. Thức khuya

gettyimages-1456744213-1751723600848-17517236010761572658242.jpeg

Thức khuya có hại tới sức khỏe hơn bạn tưởng (Ảnh minh họa).

Thức khuya để làm việc, xem phim hay lướt điện thoại tưởng như vô hại nhưng lại tác động tiêu cực đến sức khỏe thần kinh và tim mạch. 

“Giấc ngủ là trụ cột quan trọng trong việc duy trì tuổi thọ nhưng lại thường bị đánh giá thấp”, bác sĩ Malhotra nhấn mạnh.

Theo tạp chí Eating Well, cả việc ngủ quá ít và ngủ quá nhiều đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Trong đó, ngủ quá nhiều thậm chí còn có hại hơn so với ngủ quá ít. Cụ thể, những người ngủ dưới 5 giờ/đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 33%, những người ngủ trên 8 giờ/đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 71% so với những người ngủ đủ 8 tiếng/đêm. 

(Nguồn: Eating Well)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022