Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu trong tình trạng mắt phải nhìn mờ, đau nhức. Bác sĩ khâu củng mạc, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và theo dõi tình trạng sau chấn thương. Đau nhức không giảm, anh được chuyển đến Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 với thị lực mắt phải chỉ còn thấy bóng bàn tay.

Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, cho biết mắt phải của bệnh nhân bị đục vỡ, lệch thủy tinh thể, cần phải phẫu thuật xử lý chấn thương.

"Tình trạng này là một chấn thương nặng trong nhãn khoa, gây tổn thương cho các tổ chức của mắt", bác sĩ Thảo nói, thêm rằng bệnh nhân được phẫu thuật cắt dịch kính, lấy thủy tinh thể bị vỡ.

anh-chup-man-hinh-2023-12-18-l-1181-6400-1702890639.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=up0oHjn_ZhCFEAm9cmoMfw

Một bệnh nhân khám mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thủy tinh thể bị vỡ có thể gây ra phản ứng viêm. Vì vậy, người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ sau phẫu thuật, tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu bất thường, tránh biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân này phải phẫu thuật đến ba lần, cố định thủy tinh thể và theo dõi mức độ cải thiện sau chấn thương.

Trong cuộc sống thường ngày, nhiều yếu tố ngoại cảnh có thể tác động gây chấn thương ở mắt. Xử lý chấn thương ban đầu đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ tổn thương mắt nghiêm trọng hơn và giúp các điều trị tiếp theo thuận lợi hơn.

Khi bị chấn thương ở mắt, quan trọng nhất là phải xử lý kịp thời, nhanh chóng trong vòng 24 giờ đầu, nếu không có thể để lại hậu quả nặng nề, thậm chí dẫn đến mù lòa. Rách giác mạc, củng mạc, vỡ thủy tinh thể là nguyên nhân thứ ba gây mù lòa vĩnh viễn, sau đục thủy tinh thể và glocom.

Đề phòng chấn thương ở mắt, người lao động nên sử dụng thiết bị bảo hộ khi làm việc. Đôi mắt bị tổn thương thì thị lực sẽ giảm không hồi phục hoặc có thể xuất hiện những di chứng sau này.

Lê Nga

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022