GĐXH - Nếu bạn cảm thấy đau khi tập thể dục và cơn đau đó không biến mất sau 72 tiếng, có dấu hiệu ngày một nặng hơn, hoặc có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ... thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để biết mình có nên tiếp tục luyện tập hay không.
Vừa qua, các bác sĩ BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết đã cấp cứu cho bệnh nhân 53 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, vào viện trong tình trạng yếu nửa người trái sau 30 phút tập thể dục.
Theo người nhà, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Khoảng 4h sáng, người đàn ông này dậy tập thể dục như hàng ngày, sau đó 30 phút, ông đột ngột nói khó, yếu nửa người trái.
Tại bệnh viện, người bệnh được chụp sọ não, kết quả cho thấy bị chảy máu não, may mắn là người bệnh vẫn nhận thức được.
Việc thức dậy lúc 4h sáng và ra ngoài tập thể dục sẽ rất nguy hiểm. Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ, tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe, tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ về tim mạch và đột quỵ, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch, giảm béo phì. Đều đặn đi bộ 30 phút mỗi ngày, có thể đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần cũng rất hữu ích.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải lựa chọn gian hợp lý. Việc thức dậy lúc 4h sáng và ra ngoài tập thể dục sẽ rất nguy hiểm. Đây là thời điểm rất dễ gây ra đột quỵ não, đặc biệt là vào mùa lạnh và với những người có bệnh lý kèm theo (như tăng huyết áp,…).
Các bác sĩ lưu ý, thời điểm tập thể dục hợp lý thường là sáng sớm 5-7h, chiều 3-5h và tối 6-8h. Nên phải tránh thời tiết lạnh, duy trì chế độ ăn hợp lý, kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo và khám sức khỏe định kỳ.
GĐXH - Tập thể dục với một chiếc bụng đói có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn, nhưng với một số người việc này rất nguy hiểm vì có thể gây bệnh bất cứ lúc nào.