311263386_874620223701374_5315729705122866897_n_1.jpg

Lượng calo thừa từ khẩu phần thức ăn lớn và đồ uống có đường có thể dẫn đến tăng bụng mỡ. Ảnh: Shutterstock.

Hai thủ phạm có thể gây cản trở bạn đạt mục tiêu có bụng phẳng hơn là chế độ ăn uống kém và đầy hơi.

Thạc sĩ Amber Pankoin, chuyên gia dinh dưỡng và chủ sở hữu của blod dinh dưỡng Stirlist, cho biết lượng calo thừa từ khẩu phần thức ăn lớn và đồ uống có đường có thể dẫn đến tăng mỡ bụng, đầy hơi hoặc sưng bao tử. Điều này có thể do các vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn, không dung nạp thức ăn hoặc không ăn đủ chất dinh dưỡng cụ thể.

Dưới đây là 6 thói quen ăn uống khiến bạn khó đạt mục tiêu eo thon, bụng phẳng.

Ăn không đủ chất xơ

Nếu bạn không ăn đủ chất xơ mỗi ngày, nó có thể gây đầy hơi cho dạ dày.

Bà Pankonin nói: “Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến táo bón hoặc vấn đề tiêu hóa khác. Chất xơ có thể cải thiện nhu động ruột, giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng và do đó dẫn đến ít đầy hơi hơn".

Nếu bạn không chắc mình đang ăn đủ chất xơ mỗi ngày, Mayo Clinic - Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận (Mỹ) - gợi ý phụ nữ nên cố gắng ăn 21-25 g chất xơ/ngày. Con số này với nam giới là 30-38 g.

Ăn không đủ chất đạm

Chế độ ăn hạn chế protein có thể gây đầy hơi, bất lợi cho việc đạt được mục tiêu bụng phẳng. Protein giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Bà Pankonin nói: “Việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate đơn giản và không đủ protein có thể gây tích nước, đầy hơi".

4C8F2E8C_7B93_42E5_BF1D_D126C7CCE637.png

Protein giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Ảnh: Shutterstock.

Mayo Clinic lưu ý chế độ ăn kiêng được khuyến nghị để ngừa sự thiếu hụt protein cho người trưởng thành, ít vận động trung bình là 0,8 g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, người nặng 75 kg nên tiêu thụ 60 g protein mỗi ngày.

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi dựa trên độ tuổi và mức độ hoạt động. Khi già (khoảng từ 40-50 tuổi trở lên), cơ thể cần nhiều protein hơn để ngăn ngừa mất khối lượng cơ.

Nếu tập luyện thường xuyên, bạn cần khoảng 1,1-1,5 g protein cho mỗi kg. Những người thực hiện bài tập có tác động mạnh hơn như nâng tạ, chạy hoặc đạp xe, có thể cần 1,2-1,7 g mỗi kg.

Nhai kẹo cao su

Mặc dù bạn có thể ngậm kẹo cao su để chống lại cảm giác thèm ăn hoặc giữ cho bản thân không ăn vặt quá mức, nó cũng có thể gây đầy hơi cho dạ dày.

Chuyên gia dinh dưỡng Bonnie Taub-Dix giải thích: “Không khí bị nuốt vào khi bạn nhai kẹo cao su có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu. Kẹo cao su không đường thường được làm bằng cồn đường. Điều này gây đầy hơi, khó chịu đường tiêu hóa và một số trường hợp bị tiêu chảy".

Dùng ống hút

Uống qua ống hút có thể dẫn đến đầy hơi nghiêm trọng. Vì vậy, nếu muốn bụng phẳng, bạn hãy cân nhắc việc này.

“Uống qua ống hút giống như thổi không khí vào một quả bóng bay, bạn đang bơm không khí vào ruột của mình. Quá trình này thậm chí còn tệ hơn khi bạn uống đồ uống có ga", bà Taub-Dix giải thích.

46C11E2F_05E7_41E4_9D91_0FE12150EF48.png
Uống qua ống hút có thể dẫn đến đầy hơi. Ảnh: Shutterstock / Bohbeh.

Uống quá nhiều đồ uống có ga

Đồ uống có ga tạo thêm bong bóng vào ruột. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy như vùng bụng đang nở ra.

Chuyên gia Taub-Dix cảnh báo: "Một số đồ uống có ga có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đầy hơi, nước không có ga là tốt nhất cho bạn".

Uống quá nhiều rượu

Uống nhiều rượu có thể góp phần tạo ra mỡ thừa ở bụng, cản trở mục tiêu có bụng phẳng.

Bà Pankonin nói: “Uống quá nhiều rượu liên quan đến tăng cân và vòng eo lớn hơn vì rượu chứa calo rỗng. Bạn cũng cần xem xét các loại thực phẩm thường kết hợp với rượu như thức ăn chiên hoặc mặn có thể dẫn đến đầy hơi".

Ngoài ra, rượu còn dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều do nó kích thích các tế bào thần kinh trong não liên quan đến việc tăng cảm giác thèm ăn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022