Bé H.Đ.H (5 tuổi, Hà Nội) ngày từ lúc nhỏ đã còi cọc, chậm tăng cân. Mặc dù mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, con còi nên đi đâu cũng bị hỏi thăm, người mẹ bị áp lực tâm lý. Do vậy, ai giới thiệu cách để con tăng cân, chị đều áp dụng theo.

Được bạn bè giới thiệu, mẹ H. tự tìm mua thuốc "đông y gia truyền" với mong muốn hỗ trợ tăng cân cho con.

“3 tháng sử dụng ròng rã, cuối con cũng tăng được khoảng 0,5 kg, tôi mừng ra mặt”, người mẹ tâm sự.

Tuy nhiên, khoảng 1 tháng trở lại đây, toàn thân bé H xuất hiện tình trạng mọc lông rậm bất thường, đặc biệt ở các vùng mặt, vai, cánh tay, lưng và chân. Lo lắng nên mẹ bé H đã đưa con đi khám.

Kết quả khám cận lâm sàng cho thấy cortisol (hormone tuyến thượng thận) trong máu lúc 9h sáng của bé giảm thấp: 56,9 nmol/L (mức bình thường: 140 - 700 nmol/L).

Quan sát lâm sàng cho thấy trẻ có tình trạng lông rậm, mặt tròn, da mỏng, vùng da sau gáy sạm đen. Bệnh nhân được chẩn đoán suy tuyến thượng thận do lạm dụng dùng thuốc có chứa corticoid.

Bệnh nhân được kê đơn điều trị ngoại trú và hẹn lịch tái khám.

46614516728948580873311932679097291650797003n-1731136098205-17311360999421462068885.jpg

Trẻ đột nhiên mọc lông bất thường tại nhiều bộ phận trên cơ thể.

Nguy hiểm khôn lường khi tự ý dùng thuốc

ThS.BS Ngô Thị Cam - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay, cortisol là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng điều hòa chuyển hóa đường trong cơ thể và chống lại stress. Corticoid là một chất kháng viêm mạnh, thường có trong thành phần của nhiều loại thuốc điều trị các bệnh lý của các chuyên khoa như thuốc nhỏ, xịt trong tai mũi họng; thuốc bôi trong da liễu; thuốc uống chống viêm trong nhiều bệnh lý. Chất này cũng được dùng trong các thuốc không có nguồn gốc rõ ràng với quảng cáo giúp trẻ "ăn ngon, tăng cân".

  • melania-trump-noi-tiem-botox-gay-hong-co-mat-day-than-kinh4-1730954093083305380634-0-28-570-940-crop-17309540975491238533125.jpg

    Bà Melania Trump không tiêm botox để xóa nhăn vì sợ hỏng cơ mặt, liệt dây thần kinh: Sự thật là gì?

Bác sĩ Cam cảnh báo khi sử dụng corticoid liều cao, kéo dài không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây ra những tác dụng phụ trên nhiều hệ cơ quan khác nhau:

- Phù, tăng huyết áp;

- Tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, rối loạn mỡ máu;

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng da, mỏng da, rạn da, dễ bầm tím, mụn trứng cá;

- Teo cơ, loãng xương, chậm phát triển ở trẻ em;

- Rối loạn cảm xúc, trầm cảm;

- Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp;

Hiện nay, người dân vẫn có thói quen tự mua thuốc điều trị dẫn tới tăng nguy cơ biến chứng do sử dụng corticoid quá liều.

Qua trường hợp của bé trai 5 tuổi, bác sĩ Cam khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý với các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc với tác dụng "tăng cân, trị biếng ăn, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng, ho, viêm da, giảm đau, sưng khớp…" bởi chúng có thể bị trộn lẫn corticoid.

Để phân biệt thuốc có chứa corticoid, đầu tiên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xem ở mục các thành phần của thuốc. Sau khi biết đầy đủ thành phần, người bệnh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để nắm rõ hơn. Thuốc có chứa corticoid trong thành phần thường có các chất như: Prednisone, Prednisolone, Hydrocortisone, Methylprednisolone, Fluocinolone, Betamethasone, Triamcinolone,…

Đối với các loại thuốc có chứa corticoid, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ và phải theo dõi tác dụng phụ. Việc theo dõi bao gồm đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, tốc độ phát triển của trẻ, xét nghiệm máu, kiểm tra mắt từ 1 - 3 tháng/ lần, bác sĩ Cam nói.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022