benh-viem-loet-thuc-quan5-17358055722122029627161-0-0-313-500-crop-1735805628133608704753.jpgNgười phụ nữ 30 tuổi bị loét hoàn toàn thực quản vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi uống thuốc

GĐXH - Nguyên nhân khiến cô gái bị viêm loét hoàn toàn thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm và loét thực quản.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết đã tiếp nhận và điều trị thành công cho sản phụ 22 tuổi có bệnh lý tan máu bẩm sinh vô cùng nguy hiểm. 

Được biết, sản phụ 22 tuổi mang thai lần thứ nhất, tiền sử phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh, truyền máu 1-2 lần/năm, đã phải phẫu thuật cắt lách năm 2014 do biến chứng của bệnh.

Trong quá trình khám thai ở những tuần cuối thai kỳ tại Phòng khám vệ tinh thuộc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, sản phụ được xác định có bệnh lý tiền sản giật kèm theo thiếu máu mức độ nặng, thai nhi chậm tăng trưởng trong buồng tử cung. Các bác sĩ vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bản thân sản phụ và thai nhi. Sau khi hội chẩn cùng lãnh đạo khoa, được sự đồng ý của bản thân sản phụ và gia đình. Sản phụ ngay lập tức được chỉ định nhập viện.

base64-1735980986185362971756.jpeg

Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy thai cấp cứu. Ảnh: BVCC

Khi tiếp nhận sản phụ, các bác sĩ khoa Phụ Sản đã xác định đây là trường hợp có yếu tố nguy cơ rất cao đối với cả sản phụ và thai nhi. Với bệnh lý tan máu bẩm sinh gây thiếu máu nặng kết hợp bệnh lý tiền sản giật và thai nhi chưa đủ tháng, các bác sĩ phải nhanh chóng hội chẩn đa chuyên khoa: Huyết học, chẩn đoán hình ảnh, nhi khoa, Tim mạch và Gây mê - Hồi sức cấp cứu. Mục tiêu là giữ thai và kiểm soát chảy máu cho sản phụ một cách an toàn nhất có thể. 

Sau hơn 1 ngày theo dõi và điều trị tích cực, khi tình trạng của mẹ diễn biến xấu hơn (tiền sản giật có dấu hiệu nặng), các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và thống nhất phẫu thuật lấy thai cấp cứu.

Bác sĩ chuyên khoa Sản cho biết: “Đối với trường hợp này, các bác sĩ đã hội chẩn và chuẩn bị kỹ lưỡng cho ca phẫu thuật, dự trù máu sẵn sàng để truyền cho sản phụ ngay trong ca phẫu thuật. Đồng thời, các bác sĩ ở đa chuyên khoa hỗ trợ điều trị cho sản phụ và thai nhi trước, trong và sau phẫu thuật.

Với sự phối hợp kịp thời và chuyên nghiệp của các bác sĩ, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, các chỉ số của mẹ đều được điều chỉnh hợp lý và lượng máu mất trong suốt ca phẫu thuật đã được kiểm soát tốt, an toàn cho cả mẹ và bé.

Hiện tại, tình trạng sức khỏe của hai mẹ con đã ổn định và được ra viện, dùng thuốc theo đơn nội khoa và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là thiếu máu huyết tán bẩm sinh) là một nhóm bệnh lý di truyền gây ra sự hủy hoại quá mức các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng hơn bình thường, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để thay thế chúng, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong quá trình mang thai, tan máu bẩm sinh không những ảnh hưởng đến mẹ và còn rất nguy hiểm cho thai nhi.

Chính vì thế trước khi quyết định kết hôn, sinh con, các cặp vợ chồng nên được khám tầm soát cũng như được tư vấn kỹ về bệnh lý Tan máu bẩm sinh (thalassemia).

viem-ruot-thua-cap-17358764243981341484988-85-0-1365-2048-crop-17358765646641800887371.jpgCứu sống cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội bị viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra các biểu hiện này cần đi khám ngay

GĐXH - Cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn lan dần xuống vùng hố chậu phải kèm khó thở, mệt mỏi…

dot-quy-17356371011081861862838-0-0-325-520-crop-17356372553231882355562.jpgNgười đàn ông 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận thường xuyên làm việc này

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nay.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022